Trong bối cảnh hóa đơn điện tử ngày càng được sử dụng phổ biến trong giao dịch thương mại và trở thành một xu hướng tất yếu trong điều kiện công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ,ângcaonănglựcquảnlýthuếtrongtriểnkhaihóađơnđiệntửđá xiên 2 đài miền nam mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp (DN) và cơ quan quản lý nhà nước như hiện nay, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo lộ trình gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 11/2021 với 6 tỉnh, thành phố (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định và Phú Thọ); giai đoạn 2 từ tháng 4/2022 với 57 địa phương còn lại.
Theo đó, kể từ ngày 1/7/2022, toàn bộ DN và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên cả nước đã thực hiện đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Sau hơn một năm triển khai thực hiện, hệ thống hóa đơn điện tử với những tính năng nổi trội đã giải quyết được phần lớn các bài toán về quản lý thuế hiệu quả, tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Tính đến tháng 5/2023, cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý hơn 3,91 tỷ hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, người nộp thuế trong quá trình triển khai áp dụng hóa đơn điện tử cũng gặp một số vướng mắc, khó khăn như: Tình trạng hóa đơn bị sai sót và các thủ tục điều chỉnh; một số lĩnh vực kinh doanh với các loại hình phát hành hóa đơn khác nhau trong quá trình thực hiện đã phát sinh những vấn đề cần được giải quyết; quy định về giao dịch điện tử vẫn còn phức tạp và chưa có hệ sinh thái hoàn chỉnh; quy trình, hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử của cơ quan thuế còn chưa hoàn chỉnh do mới triển khai, làm cho DN còn lúng túng, vướng mắc khi áp dụng hóa đơn điện tử...
Tại hội thảo, các chuyên gia tài chính, diễn giả đã tập trung thảo luận 4 nhóm nội dung nhằm làm rõ hơn các vấn đề về quản lý thuế và tính tuân thủ của người nộp thuế trong triển khai hóa đơn điện tử gồm: Thực trạng quản lý thuế và tính tuân thủ của người nộp thuế trong triển khai hóa đơn điện tử ở Việt Nam; nhận diện và phân tích những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quản lý thuế và tính tuân thủ của người nộp thuế trong triển khai hóa đơn điện tử; xu thế và kinh nghiệm các nước về quản lý thuế và tính tuân thủ của người nộp thuế trong triển khai hóa đơn điện tử; các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế và tính tuân thủ của người nộp thuế trong triển khai hóa đơn điện tử. Trên cơ sở thảo luận các nội dung trên, hội thảo đã gợi mở thêm nhiều vấn đề mới cần quan tâm cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, các giảng viên, nhà nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý thuế và tính tuân thủ của người nộp thuế trong triển khai hóa đơn điện tử thời gian tới.
|