当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【đội hình real sociedad gặp rayo vallecano】Kinh doanh tồi tệ hơn khi đưa hối lộ

【đội hình real sociedad gặp rayo vallecano】Kinh doanh tồi tệ hơn khi đưa hối lộ

2025-01-10 21:01:57 [World Cup] 来源:Empire777
Kinh doanh tồi tệ hơn khi đưa hối lộ.

Sáng nay,ồitệhơnkhiđưahốilộđội hình real sociedad gặp rayo vallecano 20/11, Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã công bố kết quả khảo sát xã hội học về tham nhũng từ góc nhìn người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức.

Cuộc khảo sát thực hiện từ tháng 2-4/2012 trên 2.601 người dân, 1.058 doanh nghiệp thuộc 10 tỉnh (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Huế, Nghệ An, Đồng Tháp, Hải Dương, Sơn La) và 1.801 cán bộ công chức ở 5 bộ (GTVT, Công Thương, Tài chính, Tài nguyên - Môi trường và Xây dựng).

Theo cơ quan thanh tra, người dân, DN đều phàn nàn, vì cán bộ công chức cố tình gây khó dễ cho họ trong nhiều giao dịch, cho nên họ buộc phải móc hầu bao hối lộ để giải quyết vấn đề, hoặc củng cố các mối quan hệ bằng việc biếu xén quà, tiền nhân dịp lễ... Đây là động cơ phổ biến nhất khiến doanh nghiệp, người dân đưa hối lộ.

Kết quả cho thấy, 63% số doanh nghiệp (DN) nói các khoản chi không chính thức đã tạo cơ chế "bất thành văn" để giải quyết chóng vánh công việc.

Thanh tra Chính phủ cho biết, nhìn vào số liệu trên thì thấy hối lộ có tác dụng vì hầu hết vấn đề của người dân, doanh nghiệp đã được giải quyết phần nào. Đáng chú ý là, người dân cho biết họ chủ động đưa hối lộ. Song, khi hỏi kỹ thêm vì sao lại làm vậy thì đã số câu trả lời thường là họ cũng thấy người khác làm vậy, hay đơn giản, đó chỉ là một món quà cảm ơn. Như vậy tốt hơn là họ phải tiếp tục giải quyết những thủ tục phức tạp.

Bốn ngành và lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng. Bên cạnh đó, bốn ngành ít tham nhũng nhất là bưu điện, báo chí, kho bạc và cảnh sát khu vực.

Đối với các doanh nghiệp, lý do cũng tương tự. Dù các đối tượng này đều thừa nhận, các khoản chi phí không chính thức là rất tốn kém. Tuy nhiên, điều đáng nói là DN nào nhanh chóng hối lộ thì thực tế kết quả kinh doanh lại tồi tệ hơn. Thậm chí, nhiều DN vẫn sai lầm nghĩ rằng, những khoản hối lộ sẽ được bù trừ lại.

Một câu hỏi đặt ra là, liệu hối lộ có làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn không? Kết quả khảo sát cho thấy, kinh doanh hiệu quả hơn khi DN không hối lộ.

Ông Trần Đức Lượng - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, cho rằng: Tham nhũng là vấn nạn không chỉ đối với Việt Nam mà rất nhiều quốc gia khác đang phải đối mặt. Mức độ, biểu hiện tham nhũng khác nhau và không phụ thuộc vào chế độ chính trị hay trình độ phát triển.

"Ở Việt Nam, đây là vấn đề còn nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Những giải pháp phòng chống tham nhũng thời gian qua đã có phát huy hiệu quả nhưng chưa tạo sự chuyển biến rõ nét. Vì vậy, những ngày này, Quốc hội Việt Nam đã tích cực thảo luận Sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng ban hành năm 2005 để nâng cao hiệu quả chống tham nhũng thời gian tới", Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nói.

Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam,  bà Victoria Kwa Kwa, cho rằng: "Hệ thống tham nhũng được nuôi dưỡng bằng cả cầu và cung, trong một vòng tròn luẩn quẩn của các vấn đề quan liêu và các khoản chi không chính thức, bị đòi hỏi, chào mời để giải quyết vấn đề. Thông thường, các khoản tiền này bắt nguồn từ phía cung".

"Tuy nhiên, đây không phải là đổ lỗi hoặc buội tội ai mà quan trọng là từ sự thật của vấn đề, chúng ta cần đưa ra giải pháp sáng tạo hơn. Khi tham nhũng bắt đầu ở phía cung thì cần phải thay đổi thái độ của xã hội tốt hơn. DN và người dân cần hiểu họ có lựa chọn khác ngoài hối lộ. Thực tế chứng minh, các DN chọn giải pháp thay thế hối lộ đã hoạt động tốt hơn", bà Kwa Kwa nhấn mạnh.

Nhóm nghiên cứu khẳng định báo chí đã đóng góp rất lớn trong việc chống tham nhũng khi có hơn 80% cả DN và công chức cho rằng, báo chí phát hiện tham nhũng trước cả khi cơ quan chức năng phát hiện. Hơn 85% số này khẳng định, áp lực từ báo chí đã giúp các vụ tham nhũng khỏi bị "chìm xuồng".

Nhóm nghiên cứu khảo sát đã đưa ra 7 khuyến nghị để chữa trị căn bệnh này. Trong đó, khuyến nghị đầu tiên là cần xây dựng một cơ chế minh bạch thông tin thực sự, với chế tài giám sát chặt chẽ. Đáng chú ý, có tới 87% ý kiến cho rằng, cần ban hành Luật Tiếp cận thông tin. Bên cạnh đó, cần trao quyền cho báo chí tiếp cận dễ hàng hơn.

Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành có đưa ra những điều khoản về điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng nhưng lại bỏ ngỏ vấn đề thực thi, phòng ngừa tham nhũng. Thời gian qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã yêu cầu phải công khai, minh bạch nhưng lại thiếu chế tài.

N.Tuyền

Ngày 20/11, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo với chủ đề “Vai trò của báo chí và công tác phòng chống tham nhũng” nhằm chia sẻ kinh nghiệm cũng như nâng cao vai trò của báo chí đối với công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.

Phát biểu tại hội thảo ông Dương Xuân Nam, nguyên Tổng biên tập báo Tiền Phong cho rằng, vấn đề tham nhũng đánh cắp của đất nước rất nhiều thứ nhưng cái lớn nhất là niềm tin của người dân, của doanh nghiệp,… Do vậy, tham nhũng làm mất niềm tin mà mất niềm tin thì mất hết.

Nói về báo chí trong hoạt động chống tham nhũng ông Nam nêu ra 5 khó khăn trong quá trình tác nghiệp như: Bắt dừng, khuyên nên dừng, bị mua chuộc, bị đe dọa hành hung, và bị cô lập. Ông có kiến nghị, nên để các nhà báo và cơ quan báo chí chịu trách nhiệm. Trước pháp luật khi viết bài, đưa tin về các vụ tham nhũng, không lấy lý do này khác để tùy tiện can thiệp. Cần có cơ chế để bảo vệ phóng viên viết bài, bảo vệ các tòa soạn báo…

Nói về phòng, chống tham nhũng, Ông Nguyễn Sĩ Dũng – phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội chỉ ra một số nguyên nhân: Tham nhũng phổ biến ở các nước nghèo đói và ít nghiêm trọng hơn ở các nước giàu; Cán bộ, công chức sẽ có động cơ vòi tiền người dân hơn vì đồng lương thấp; Doanh nhân theo đuổi lợi nhuận thông qua tham nhũng vì khan hiếm vốn, thiếu sự lựa chọn cạnh tranh; Người dân sẵn sàng chi tiền hối lộ vì hàng hóa, dịch vụ khan hiếm, nhu cầu thiết yếu không được thỏa mãn. Về pháp luật quy định về trách nhiệm giải trình, tính công khai minh bạch của Nhà nước còn bó hẹp thì tham nhũng trở nên phổ biến hơn; Chất lượng của hệ thống tư pháp tỷ lệ nghịch với tham nhũng;…

Ông Dũng cho rằng để chống tham nhũng hiệu quả chúng ta phải liên kết với nhau. Ở Việt Nam, mỗi cá nhân làm việc độc lập thì tốt nhưng khi liên kết với nhau để cùng làm thì lại kém.

Nói đến vai trò của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng, ông Dũng cho rằng: Các cử tri có thể liên kết chặt chẽ với các đại biểu quốc hội, kết nối với những đại biểu dám nói, dám chống tham nhũng. Bên cạnh đó, cần Thiết lập các cơ quan phòng, chống tham nhũng như: Kiểm toán độc lập; Ủy ban chống tham nhũng; Thanh tra Quốc hội. Đảm bảo tiếng nói của người dân về tham nhũng trên các diễn đàn thảo luận quốc gia; Còn Nghị sĩ hỗ trợ công dân lên tiếng khiếu nại, tố cáo hành động tham nhũng…

Đức Thắng

 

 

 

 

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读