Đề tài “Nghiên cứu giải pháp gia tăng “năng suất nhân tố tổng hợp” (TFP) trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025,ạicvaitrquantrọngtrongtăngtrưởngkinhtếởHậcup quoc gia tho nhi ky tầm nhìn đến năm 2030” mở ra nhiều định hướng để góp phần phát triển tỉnh giai đoạn tới.
Cải tiến trình độ công nghệ, trình độ quản lý, chất lượng lao động... là cách để gia tăng TFP tại tỉnh.
Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp
Năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity, viết tắt là TFP) là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng của một nền kinh tế, với sự đóng góp của các yếu tố như kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động, chất lượng vốn đầu tư, kỹ năng quản lý, khoa học và công nghệ,…
Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa xem xét cụ thể đến trường hợp của Hậu Giang.
Giai đoạn 2005-2020, mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào tăng vốn đầu tư, lao động và khai thác tài nguyên. Nếu tiếp tục duy trì mô hình này sẽ làm cho nền kinh tế khó tăng trưởng bền vững và có nguy cơ suy thoái. Do đó, tỉnh cần đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, cải tiến trình độ công nghệ, trình độ quản lý, chất lượng lao động,… để khai thác hiệu quả nguồn lực hiện có.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vinh, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định: “Xu hướng phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Hậu Giang nói riêng từng bước chuyển sang phát triển dựa trên khoa học và công nghệ cùng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Do vậy, việc phân tích thực trạng và đánh giá chỉ số đóng góp của TFP vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tìm kiếm giải pháp nâng cao chỉ số này trong tương lai là cần thiết”.
Để thực hiện điều đó, tỉnh đã triển khai đề tài “Nghiên cứu giải pháp gia tăng “năng suất nhân tố tổng hợp” (TFP) trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2021, do TS. Nguyễn Thùy Trang làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là tổ chức chủ trì.
Giải pháp nào để gia tăng TFP của tỉnh ?
Triển khai đề tài, ban chủ nhiệm đã xây dựng phương pháp và phần mềm tính TFP cũng như đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế Hậu Giang. Kết quả cho thấy, dù xuất phát điểm của nền kinh tế chưa cao và vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, nhưng dư địa tăng trưởng còn nhiều. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đứng trong tốp đầu khu vực và cả nước. Giai đoạn 2011-2022, trung bình mức độ đóng góp của TFP vào tăng trưởng đạt khoảng 30,77% và tăng mạnh trong thời gian gần đây. Đặc biệt, năm 2019 có mức đóng góp lên đến gần 125%.
Có thể khẳng định, sau thời gian hoàn thiện hệ thống hạ tầng và đầu tư cơ bản, vai trò của khoa học và công nghệ đã bắt đầu phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của tỉnh. Đầu tư cho khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo sẽ làm tăng sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, tốc độ tăng về TFP của tỉnh đạt khoảng 3,52%, cao hơn mức trung bình của cả nước là 1,61%.
Đề tài còn phân tích thực trạng lực lượng lao động, năng suất lao động, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năng suất lao động của tỉnh thời gian qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để làm tăng sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế; giải pháp nâng cao năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Theo ông Diệp Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Hậu Giang: “Đề tài đã nhìn tổng quan hơn về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh. Qua đó có thể phục vụ cho lãnh đạo tỉnh trong quyết định các chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, đầu tư khoa học. Quyết định các chính sách quản lý, điều hành nền kinh tế phù hợp hơn trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
ĐANG THƯ