WTO kêu gọi nhanh chóng thực hiện cấm trợ cấp thủy sản có hại Đàm phán trợ cấp thủy sản tại WTO giải quyết vấn đề đánh bắt quá mức |
TheấuấncủaHiệpđịnhtrợcấpthủysảntạiHộinghịBộtrưởngWTOlầnthứti so fiorentinao đó, hiệp định này đưa thỏa thuận lịch sử về sự bền vững của đại dương vào đúng lộ trình có hiệu lực với tốc độ kỷ lục. Các Bộ trưởng của Brunei Darussalam, Chad, Malaysia, Na Uy, Rwanda, Ả Rập Saudi, Togo và Thổ Nhĩ Kỳ đã trình văn kiện phê chuẩn lên Tổng giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala. Các văn kiện phê chuẩn mới nhất đã nâng tổng số thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chính thức chấp nhận Hiệp định lên 69, với tổng số 70 thành viên dự kiến trong MC13.
Các thành viên WTO đã phê chuẩn Hiệp định trợ cấp thủy sản |
Được thông qua bằng sự đồng thuận tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 của WTO (MC12), được tổ chức tại Geneva vào ngày 12-17/6/2022, Hiệp định về trợ cấp thủy sản đặt ra các quy tắc đa phương, ràng buộc mới nhằm hạn chế các khoản trợ cấp có hại, vốn là yếu tố chính dẫn đến sự cạn kiệt trên diện rộng trữ lượng cá của thế giới.
Ngoài ra, hiệp định này thừa nhận nhu cầu của các nước đang phát triển và kém phát triển nhất và thành lập một quỹ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực để giúp họ thực hiện các nghĩa vụ. Hiệp định cấm hỗ trợ hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), cấm hỗ trợ đánh bắt nguồn lợi bị đánh bắt quá mức và chấm dứt trợ cấp cho hoạt động đánh bắt cá ở các vùng biển xa không được kiểm soát.
Các thành viên cũng nhất trí tại MC12 sẽ tiếp tục đàm phán về các vấn đề còn tồn tại, nhằm đưa ra khuyến nghị của MC13 về các điều khoản bổ sung nhằm nâng cao hơn nữa các nguyên tắc của Hiệp định. Tổng giám đốc WTO - bà Ngozi Okonjo-Iweala cho biết thêm rằng, việc đưa hiệp định nhanh chóng có hiệu lực sẽ thực sự đưa các thành viên WTO đi đầu trong hành động vì sự bền vững của các đại dương trên thế giới và sẽ bảo vệ sinh kế của 260 triệu người phụ thuộc vào các đại dương này.
Việc chấm dứt khoản trợ cấp nghề cá có hại ước tính trị giá 22 tỷ USD mỗi năm sẽ giải phóng các nguồn tài nguyên mà các nhà trợ cấp có thể tái sử dụng, để giúp đỡ người dân trong nước hay giúp đỡ thế giới rộng lớn hơn, chẳng hạn như thông qua tài trợ xanh cho các nước nghèo hoặc hỗ trợ cho những mất mát và thiệt hại liên quan đến khí hậu.
Các Bộ trưởng WTO đã trình các văn kiện phê chuẩn Hiệp định trợ cấp thủy sản sẽ cung cấp các thông điệp để đánh dấu sự kiện này.