【soi kèo trận man city】Cách nào tận dụng CPTPP để đẩy mạnh xuất khẩu sang châu Mỹ?

“Miếng bánh” thị trường CPTPP còn rất lớn
Cần tận dụng tốt hơn hiệu quả CPTPP
Cứ 4 doanh nghiệp mới có 1 doanh nghiệp từng trải nghiệm “trái ngọt” từ CPTPP
Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Mở đường xuất khẩu sang châu Mỹ

Theo thông tin được Bộ Công Thương đưa ra tại hội thảo “CPTPP-Cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt Nam” diễn ra sáng 27/4 tại Hà Nội, sau 2 năm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đi vào thực thi (từ 14/1/2019-PV), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 2 quốc gia khu vực châu Mỹ đã phê chuẩn CPTPP là Canada và Mexico tăng trưởng mạnh mẽ.

Các nước còn lại dù chưa phê chuẩn CPTPP nhưng cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng rất nhanh. CPTPP đã và đang trở thành động lực mở rộng đường cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước châu Mỹ vốn còn rất mới mẻ và tiềm năng.

Đại diện doanh nghiệp Winbridge Business Group (Mexico) chia sẻ, sau khi Việt Nam và Mexico cùng tham gia vào CPTPP, Chính phủ hai nước đã có nhiều sáng kiến để tăng cường thúc đẩy hơn nữa sự tiếp cận thị trường lẫn nhau. Mexico đưa ra những giải pháp hỗ trợ về hậu cần, bao gồm về các vấn đề về pháp lý cũng như tư vấn kế toán tài chính nhằm giảm chi phí và giảm thời gian cho doanh nghiệp hai bên.

Bà Đỗ Thị Thu Hương, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Canada thông tin, xu hướng tiêu dùng của thị trường Canada rất đa dạng. Đây là đất nước có sự tồn tại của rất nhiều người châu Á, nên nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng nói chung và của Việt Nam nói riêng vô cùng phong phú.

Canada cũng đang theo đuổi chính sách tự do hóa thương mại và đa dạng hóa thương mại cho nên đây là tiềm năng lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận.

Bà Hương chia sẻ thêm, sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực và đặc biệt trong thời gian đại dịch, các doanh nghiệp Canada đã gia tăng sự quan tâm đến thị trường Việt Nam. Việc tham gia CPTPP cũng khiến các doanh nghiệp Canada tin tưởng hơn đối với hàng hóa của Việt Nam khi hai quốc gia cùng theo nguyên tắc chung.

“Canada đang đẩy mạnh chính sách đa dạng hóa thương mại nên các doanh nghiệp cũng cần thêm những nguồn cung mới khác nhau để phân tán rủi ro. Vì thế, Việt Nam đã nổi lên như một điểm sáng trong các lựa chọn của doanh nghiệp Canada khi tìm nguồn cung hàng hóa và địa điểm sản xuất”, bà Hương nhấn mạnh.

Tính toán kênh phân phối tại khu vực châu Mỹ

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác trong CPTPP và khu vực châu Mỹ vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong hợp tác kinh doanh như: Khoảng cách địa lý xa xôi, chưa có vận tải hàng hóa và hành khách trực tiếp; sự khác biệt về ngôn ngữ và việc thiếu thông tin cập nhật về thị trường.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đang gặp một số khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ, vấn đề chất lượng cũng như những đòi hỏi riêng cần đáp ứng của thị trường châu Mỹ…

Theo ông Lưu Vạn Khang, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mexico, để tận dụng được những cơ hội do CPTPP mang lại, về lâu dài các doanh nghiệp của Việt Nam phải tính toán để có thể phát triển các kênh phân phối trong khu vực châu Mỹ.

Dệt may là ngành hàng đã và đang tận dụng tốt cơ hội từ UKVFTA.  	Ảnh: Nguyễn Thanh
Dệt may là ngành hàng đã và đang tận dụng tốt cơ hội từ CPTPP để thúc đẩy xuât khẩu. Ảnh: Nguyễn Thanh

“Để thúc đẩy thương mại của Việt Nam tại các nước khu vực châu Mỹ, rất cần thiết tạo lập các cơ quan xúc tiến thương mại để tiếp xúc và thúc đẩy các sản phẩm của Việt Nam sang thị trường châu Mỹ”, ông Khang nhấn mạnh.

Nhằm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu vào châu Mỹ, bà Đỗ Thị Thu Hương lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong nắm bắt những ưu đãi trong khuôn khổ của CPTPP; đặc biệt là những ưu đãi thuế nhập khẩu có thể tác động trực tiếp đến cơ chế giá giữa người mua và người bán, nên coi đó là cơ sở để đàm phán với đối tác.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, bên cạnh việc khai thác thị trường CPTPP, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu khả năng tận dụng những ưu đãi, các mối liên kết kinh tế và cơ sở hạ tầng sẵn có của các nước thành viên CPTPP để qua đó đưa hàng Việt Nam thâm nhập và mở rộng sang các thị trường khác thuộc khu vực châu Mỹ.

“Nếu tận dụng tốt các cơ chế liên kết kinh tế và ưu đãi thương mại do CPTPP mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi, đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu như hiện nay”, lãnh đạo Bộ Công Thương nói.

Năm 2020, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và châu Mỹ đạt gần 111,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2019. Trong đó xuất khẩu đạt 89,7 tỷ USD, tăng 21,7% và chiếm tỷ trọng 31,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang các đối tác CPTPP của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ cũng tăng trưởng tích cực. Cụ thể, xuất khẩu sang Canada tăng 13% (đạt 1,13 tỷ USD); Mexico tăng 17% (đạt 931 triệu USD); Chile tăng 12% (đạt 321 triệu USD) và Peru tăng 35% (đạt 134 triệu USD).