您现在的位置是:Thể thao >>正文

【bong daso】Mất dần chức năng hành chính công trong thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thể thao18人已围观

简介Người dân có quyền lựa chọn làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) qua hành chính c ...

Báo Cà MauNgười dân có quyền lựa chọn làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) qua hành chính công hoặc thông qua dịch vụ. Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra của Ðoàn kiểm tra Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh vừa qua, hầu hết người dân đều làm thủ tục cấp GCN thông qua dịch vụ. Ðiều này đồng nghĩa với việc Cà Mau đang mất dần chức năng hành chính công ở lĩnh vực này.

Người dân có quyền lựa chọn làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) qua hành chính công hoặc thông qua dịch vụ. Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra của Ðoàn kiểm tra Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh vừa qua, hầu hết người dân đều làm thủ tục cấp GCN thông qua dịch vụ. Ðiều này đồng nghĩa với việc Cà Mau đang mất dần chức năng hành chính công ở lĩnh vực này.

GCN được xem là chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong việc sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật đất đai, cấp GCN là một trong những nội dung của hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai, đồng thời cũng là quyền đầu tiên mà bất kỳ người sử dụng đất hợp pháp nào cũng được hưởng. GCN là cơ sở để người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp, là tiền đề để họ thực hiện các quyền mà pháp luật đã trao cho người sử dụng đất.

Qua kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại nhiều địa phương, đoàn kiểm tra phát hiện hầu hết hồ sơ trong niên độ kiểm tra đều được giải quyết thông qua dịch vụ.

Vì vậy, đối với loại giấy này, ai cũng đều biết đến, song trên thực tế để có được loại giấy này là một vấn đề khá nan giải khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Ðể đáp ứng nhu cầu về GCN của người dân, Văn phòng Ðăng ký quyền sử dụng đất (VPÐK) ra đời, thực hiện một số dịch vụ hỗ trợ cho cơ quan hành chính Nhà nước trong vấn đề chuyên môn. Những quyền hạn của văn phòng chỉ được phát sinh khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Dịch vụ chỉ được thực hiện ở một chừng mực nhất định, không phải thực hiện dịch vụ một cách tràn lan như những gì đã và đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

VPÐK cấp tỉnh, cấp huyện được hình thành trên cơ sở Luật Ðất đai năm 2003. Ðiều 64 của luật này quy định cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có VPÐK là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Như vậy, Luật Ðất đai đã quy định rõ về vị trí của VPÐK là cơ quan dịch vụ công, thực hiện các nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai và phục vụ người dân thực hiện các thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, trong thực tế, VPÐK các cấp, với đặc thù là đơn vị sự nghiệp, lại được giao quyền rất lớn trong việc thẩm tra, xác lập các quyền, nghĩa vụ của công dân đối với đất đai. Chỉ tính riêng việc cấp GCN, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì đội ngũ viên chức, hợp đồng lao động tại các VPÐK được trao quyền trực tiếp tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân, hướng dẫn, giải thích đến kiểm tra, xác minh, thu thập các cơ sở pháp lý liên quan.

Không hiểu vì nguyên do gì, bắt nguồn từ đâu mà hầu hết các địa phương đều cử cán bộ của VPÐK (viên chức và hợp đồng lao động) thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (đây là nhiệm vụ của công chức). Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường với chức năng tham mưu UBND trong công tác quản lý Nhà nước ở địa phương vốn dĩ số lượng công chức đã mỏng lại không được tham gia ngay từ đầu, chỉ được VPÐK trình khi cấp giấy chứng nhận, tức là hồ sơ đã đầy đủ tất cả các yếu tố. Ðây là lỗ hổng lớn nhất mà hậu quả đã được kiểm chứng trong thực tế đó là hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai luôn chiếm tỷ lệ trễ hạn rất cao, chủ yếu xảy ra tại các khâu thuộc VPÐK.

Hơn nữa, quá trình dài thực hiện việc kiểm tra, đo vẽ, xác minh, thu thập cơ sở pháp lý có tiếp xúc trực tiếp với người dân, đây là khâu rất dễ nảy sinh tiêu cực. Không ít những trường hợp qua kiểm tra cho thấy, viên chức hoặc hợp đồng lao động chủ động liên lạc với người dân yêu cầu bổ sung những loại giấy tờ ngoài quy định. Hậu quả là chỉ khi có đơn thư phản ánh của người dân hoặc qua các đoàn kiểm tra của cấp trên thì nhiều địa phương mới giật mình và lo khắc phục hậu quả.

Với danh nghĩa là đơn vị sự nghiệp tự thu tự chi, nên một thực tế đã và đang diễn ra là cùng một loại giấy nhưng mỗi địa phương lại có mức thu, khung thu khác nhau được áp dụng tại VPÐK. Kết quả kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính vừa qua cho thấy, hầu hết các hồ sơ liên quan đến cấp GCN trong niên độ kiểm tra khi có phát sinh thủ tục đều phải thông qua dịch vụ. Ðể có được một GCN, có trường hợp, người dân phải bỏ ra hàng chục triệu đồng cho hợp đồng dịch vụ.

Việc thu phí không có sự thống nhất, thậm chí có sự chênh lệch rất cao giữa các địa phương trong cấp GCN, người dân phải bỏ ra số tiền lớn để làm thủ tục hành chính, viên chức VPÐK thực hiện thay nhiệm vụ của công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, là những việc làm đúng hay sai, câu trả lời xin dành cho các cơ quan có thẩm quyền./.

Bài và ảnh: Hồng Phượng

Tags:

相关文章