Đối tác mua BĐS 191 Bà Triệu là ai?ộdiệnđốitácmuatòanhàtỷphúgiữaHàNộicủmidtjylland – lyngby
Theo Dự thảo Phương án Cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 vừa được Ngân hàng Techcombank công bố, ngân hàng cho biết đang khắc phục, chỉnh sửa theo các kiến nghị tại Kết luận thanh tra số 95/KL-Cục I.2.m và số 1930/KL-Cục I.2.m của NHNN.
Techcombank cho biết, về cơ bản đã hoàn thành các kiến nghị nêu tại kết luận thanh tra, ngoại trừ một số kiến nghị như:
Đối với kiến nghị hoạt động đầu tư Tháp B Vincom, 191 Bà Triệu, Hà Nội, tầng hầm B1, B2, một phần mặt bằng tầng 1, tầng 2 khu thương mại Vincom, 191 Bà Triệu (BĐS 191 Bà Triệu), theo ngân hàng này, sau khi Techcombank chuyển trụ sở chính từ địa chỉ 191 Bà Triệu, Hà Nội về số 6 Quang Trung, Hà Nội, Techcombank AMC (công ty con của Techcombank về quản lý nợ và khai thác tài sản) đã tích cực tìm kiếm đối tác nhận chuyển nhượng bất động sản này.
Kết quả là Công ty đã tìm được đối tác là Công ty Trường Thịnh và hai bên đang tích cực hoàn tất việc chuyển nhượng BĐS 191 Bà Triệu.
Về BĐS 191 Bà Triệu, năm 2011 Techcombank mua lại tài sản này từ Tập đoàn Vingroup của Chủ tịch Phạm Nhật Vượng với mức giá được cho là 1.044 tỷ đồng. (Sau đó ngân hàng chuyển trụ sở về địa chỉ này sau khi bán trụ sở cũ tại số 72 Bà Triệu cho Ngân hàng VietBank với giá khoảng 390 tỷ đồng).
Mặc dù đang đàm phán với đối tác là công ty Trường Thịnh, tuy nhiên báo cáo tài chính quý I/2023 của Techcombank đã ghi nhận khoản thu nhập từ bán bất động sản đầu tư quý I/2023 là 1.775 tỷ đồng, trong khi quý I/2022 ngân hàng không ghi nhận khoản thu này.
Khoản thu này được cho là đến từ việc Techcombank bán đi BĐS 191 Bà Triệu, qua đó ghi nhận khoản lãi 730 tỷ đồng.
Đầu năm 2023, Techcombank chính thức chuyển về trụ sở mới tại số 6 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tuy vậy, ngân hàng chưa từng chính thức công bố về việc chuyển nhượng BĐS 191 Bà Triệu cũng như đối tác mua lại tài sản này.
Khách hàng cá nhân vay mua BĐS có thu nhập từ 1,3 tỷ đồng/năm
Về những tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng BĐS, Techcombank cho biết tại thời điểm 31/3/2023, dư nợ cho vay BĐS là 344.256 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lên đến 70,8% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng.
Trong đó, dư nợ cho vay lĩnh vực BĐS là 324.743 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực BĐS là 19.514 tỷ đồng.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án, ngân hàng cho biết chủ yếu cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư để phát triển các khu chung cư, đô thị phục vụ nhu cầu của người dân trên các địa bàn thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Techcombank cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản theo chuỗi giá trị hay còn gọi là “hệ sinh thái”. Theo đó Ngân hàng ưu tiên cấp tín dụng theo chuỗi khép kín từ chủ đầu tư, đến các nhà thầu và người mua nhà cuối cùng.
Đối với khách hàng là người mua nhà, danh mục khách hàng là người mua nhà tại Techcombank có tính phân hóa cao, tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng vay mua dự án có chủ đầu tư uy tín hoặc BĐS thổ cư vị trí 1-2-3 tại các thành phố lớn.
Khách hàng vay mua nhà tại Techcombank chủ yếu là những người có tổng thu nhập trên 1,3 tỷ đồng/năm, đối tượng này chiếm tỷ trọng 90% tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng mua nhà.
Với việc định hướng cấp tín dụng đối với khách hàng là người mua nhà như trên, tỷ lệ nợ xấu đối với phân khúc khách hàng cá nhân vay mua nhà, bất động sản tại Techcombank tương đối thấp tại thời điểm cuối quý I/2023 (xấp xỉ khoảng 0,36%).
Techcombank khẳng định luôn chú trọng thực hiện kiểm soát sau vay để đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế tối đa tỷ lệ nợ xấu. Trong đó có việc thành lập các bộ phận kiểm soát sau, kiểm soát tuân thủ, bộ phận nhận diện và cảnh báo sớm. Các khách hàng được thực hiện kiểm soát sau theo đúng quy trình quản lý tín dụng theo tần suất hàng tháng hoặc hàng quý dựa trên phân cấp độ rủi ro.
Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh cũng thực hiện kiểm soát sau vay định kỳ hàng tháng/quý bao gồm: đi thăm khách hàng; kiểm tra thực địa tài sản đảm bảo; kiểm tra thực địa dự án; kiểm tra chứng từ mục đích sử dụng vốn; thu thập thông tin từ bên thứ ba; thu thập hồ sơ tài chính, pháp lý của khách hàng...
Định kỳ, đơn vị triển khai đánh giá tổng thể về tình hình tín dụng của khách hàng sau vay bao gồm: cập nhật phân tích, đánh giá về tình hình, kinh doanh, tài chính, phương án được tài trợ, dòng tiền, tình hình TSĐB, các chỉ số rủi ro EL/ECL,RWA... nhằm đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng.
Ngày 22 tháng 2 năm 2024 Báo VietNamNet có đăng tải bài viết “Lộ diện đối tác mua toà nhà tỷ phú giữa Hà Nội của Techcombank” (https://vietnamnet.vn/lo-dien-doi-tac-mua-toa-nha-ty-phu-giua-ha-noi-cua-techcombank-2251641.html). Bài viết đã có sai sót khi nhầm lẫn thông tin về Công ty Tập đoàn Trường Thịnh là đối tác đàm phán mua tòa tháp Tecombank 191 Bà Triệu. Cụ thể thông tin nhầm lẫn là: Trường Thịnh là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, du lịch, bất động sản. Doanh nghiệp do ông Võ Minh Hoài làm Chủ tịch, là chủ đầu tư khu du lịch Sun Spa Resort tại Quảng Bình, đồng thời là đơn vị khai thác khu du lịch Động Thiên Đường, thuộc quần thể rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Trên thực tế Công ty Trường Thịnh – đối tác đàm phán mua lại BĐS 191 Bà Triệu từ Techcombank – là một doanh nghiệp khác trùng tên Trường Thịnh, chứ không phải là Tập đoàn Trường Thịnh (Trường Thịnh Group), địa chỉ 50 Nguyễn Hữu Cảnh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình của ông Võ Minh Hoài. Sau khi phát hiện, Tòa soạn đã gỡ bỏ thông tin sai. Qua đây chúng tôi xin được đính chính thông tin và xin cáo lỗi cùng bạn đọc, ông Võ Minh Hoài, Trường Thịnh Group, Công ty Trường Thịnh, và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Báo VietNamNet. |