Chụp ảnh tự sướng với nhân viên và xếp hàng chờ ăn bữa trưa đơn giản hơn là món bít tết cầu kỳ là thứ mà nhiều người không tin sẽ thấy được ở Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong,ảimãsứchútcủatháitửnha cai red88 tài phiệt quyền lực nhất Hàn Quốc.
Ông Lee Jae Yong (thứ hai từ trái sang) xếp hàng tại nhà bếp ở cảng Dos Bocas, nơi đặt công trường xây dựng của Samsung trong chuyến thăm Mexico ngày 10/9. (Ảnh: Samsung) |
Ông Lee, 54 tuổi, thế hệ chaebol đời thứ ba sống phần lớn cuộc đời cách xa công chúng, ngoại trừ 5 năm vừa qua khi ông thường xuyên xuất hiện trên mặt báo vì liên quan đến bê bối tham nhũng lớn. Dù vậy, khi tiến gần hơn đến việc tiếp quản vị trí Chủ tịch mà người cha đã mất để lại, dường như ông lại trình diễn hình ảnh khác biệt so với các thế hệ trước và tạo dựng một cộng đồng người hâm mộ (fandom) độc đáo.
Trên Instagram, tài khoản jaeyong3831 ghi lại mọi lần xuất hiện công khai của ông Lee, bao gồm khoảnh khắc cha con ngọt ngào tại một đám cưới và bức phác họa chân dung của người dùng không rõ tên tuổi. Tài khoản được hơn 148.000 người theo dõi, tính tới tháng 9, và ngập tràn các bình luận khen ngợi sự khiêm tốn của ông Lee lẫn cầu chúc thành công đối với vai trò sắp tới – Chủ tịch Samsung Electronics, công ty gắn liền với nhiều người dân Hàn Quốc.
“Tôi ủng hộ ngài bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu trong bất kỳ hoàn cảnh nào vì chính con người ông. Tôi tự hào vì nước ta có một doanh nhân như ngài. Cầu chúc ngài hạnh phúc”, một người dùng bình luận.
Theo Korea Herald, ông Lee đang nỗ lực xây dựng kết nối trực tiếp với thế hệ trẻ, một động thái mà các chuyên gia cho rằng không thể tránh khỏi, xét tới sự thay đổi thế hệ nhanh chóng trong giới doanh nghiệp ngày nay.
Cha của ông, Lee Kun Hee, là một lãnh đạo cá tính, biến Samsung thành tên tuổi lớn trên toàn cầu, trong khi ông nội Lee Byung Chul đã truyền bá “kỳ tích sông Hán” ra khắp thế giới.
Dưới mắt công chúng, Lee Jae Yong được xem là một lãnh đạo “khiêm tốn”, người gánh trên vai trọng trách dẫn dắt tương lai của “gã khổng lồ” điện tử được yêu thích của Hàn Quốc.
Kwon Sang Jib, Giáo sư Kinh doanh Đại học Hansung, nhận xét: “Các doanh nhân chaebol thường ẩn sau tấm rèm và phát biểu với giọng độc tài, đôi khi lỗ mãng. Vì vậy, một lãnh đạo chaebol được truyền thông khắc họa sở hữu tính cách giản dị khiến họ xa rời hình ảnh thường thấy của một lãnh đạo chaebol”.
Ông Lee không phải người thừa kế tập đoàn duy nhất muốn kết nối với người trẻ Hàn Quốc.
Chủ tịch SK Group Chey Tae Won và Phó Chủ tịch tập đoàn bán lẻ Shinsegae Chung Yong Jin đều hoạt động tích cực trên mạng xã hội, chia sẻ các khoảnh khắc riêng tư và suy nghĩ trên tài khoản của mình.
“Trong quá khứ, chaebol ít có cơ hội giao tiếp với công chúng do định kiến xấu về họ, và bây giờ dường như là lúc họ phá bỏ tiếng xấu này”, Lim Myung Ho, Giáo sư Tâm lý tại Đại học Dankook chia sẻ.
Cái giá phải trả khi “ngậm thìa bạc”
Những người thừa kế thế hệ ba hoặc bốn thường bị chỉ trích vì các đặc quyền được thừa hưởng.
Khi những tập đoàn gia đình trị bắt đầu nắm quyền vào thập niên 60, công chúng hầu hết công nhận họ đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Trong khi đó, những người thừa kế trẻ tuổi lại đối mặt với hoài nghi rằng họ có xứng đáng với vị trí của mình hay không.
Ông Lee từng là một nhân vật như vậy và phải trả giá đắt vì các thử nghiệm, sai sót của bản thân. Ông bị ám ảnh bởi sự sụp đổ của các công ty đầu tư mạo hiểm công nghệ mà ông điều hành đầu những năm 2000 trong “bong bóng dotcom”.
Trong dự án e-Samsung, năm 2000, ông được giao nhiệm vụ quản lý hơn một tá các hãng công nghệ non trẻ, bao gồm e-Samsung. Ông chịu trách nhiệm kinh doanh để rồi thua lỗ chỉ trong 1 năm hoạt động, khiến các công ty con khác của Samsung, trong đó có SDS, phải gánh chịu hậu quả. Lãnh đạo Samsung liên quan bị cáo buộc vi phạm lòng tin nhưng không bị truy tố.
Sau hàng loạt tranh cãi, khúc mắc xoay quanh con đường thừa kế, ông Lee phải xin lỗi công chúng trong năm 2020. Ông cam kết chấm dứt quy tắc trao quyền tiếp quản Samsung cho con cái.
Động thái diễn ra giữa lúc cuộc chiến pháp lý về sự hỗ trợ tài chính của Samsung với cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đang thu hút sự chú ý. Tháng 1/2021, ông Lee bị kết tội hối lộ. Ông được thả vào tháng 8 cùng năm nhưng bị cấm gia nhập ban quản trị Samsung. Một năm sau, lệnh cấm được dỡ bỏ sau quyết định ân xá của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Theo Kang Hye Ryun, Giáo sư Quản trị kinh doanh Đại học Ewha Womans, dường như ông Lee khiêm nhường hơn sau khi trải qua hàng loạt thử thách. “Dù thừa kế tập đoàn hàng đầu cả nước, ông ấy không khoa trương và giữ thái độ khiêm tốn, tôn trọng những gì công chúng chỉ trích”.
Ông Lee Jae Yong (đeo kính) chụp hình cùng nhân viên tại văn phòng Panama. (Ảnh: Samsung) |
Dù hình ảnh công khai của ông Lee có phải một phần trong chiến lược định sẵn hay không, Samsung đã tận dụng lợi thế của fandom ngày một lớn mạnh của ông khi ông tìm cách quay lại phòng họp, hai năm sau khi cha ông qua đời.
Sự xuất hiện của ông Lee tại các địa điểm quan trọng trong và ngoài nước – bao gồm nhà máy chip, công trường xây dựng hay văn phòng – trở nên dần quen thuộc, làm dấy lên suy đoán ông có thể được sớm thăng chức Chủ tịch vào đầu tháng 11, đúng kỷ niệm lần thứ 53 của Samsung Electronics.
Nó có thể bù đắp hình ảnh trước đây của chaebol, từng được xem là điểm nóng tham nhũng và kinh doanh không lành mạnh cùng các bê bối khác. Ông Lee không miễn nhiễm với các tranh cãi trong quá khứ song các thành viên của cộng đồng – đặc biệt là người trẻ - có xu hướng thông cảm hơn với một nhân vật quyền lực sở hữu tính cách mềm mỏng.
“Không nhiều người trẻ Hàn Quốc biết về các dự án cũ của Lee như e-Samsung. Khi ấy, ông giống như một ẩn sĩ”, Giáo sư Kwon nói. “Sự yêu mến của công chúng không đồng nghĩa công chúng đã tha thứ cho những thất bại trước kia của ông Lee. Sự khoan dung sẽ đến khi ông Lee thiết lập được dấu ấn mới dựa trên nhận thức về các thử nghiệm và sai lầm trước đây”.
Dù hình ảnh mới mẻ của ông Lee cho thấy khởi đầu tốt trong kế hoạch kế vị, nó không nên là điểm kết thúc, một chuyên gia khác lưu ý. “Điều quan trọng là các cuộc thảo luận thẳng thắn giữa ông Lee và nhân viên sẽ thay đổi văn hóa doanh nghiệp, để giao tiếp tại công sở được bình thường hóa”, Oh Il Seon, Giám đốc Viện Korea CXO chia sẻ. “Samsung đặt sự cởi mở và linh hoạt ở tuyến đầu của việc kinh doanh, song có những nghi ngờ về động lực của thay đổi doanh nghiệp có mạnh mẽ như đã từng hay không”.
Du Lam (Theo Korea Herald)
Google chi 'tiền tấn' cho Apple, Samsung để duy trì vị thế độc tôn
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho Apple, Samsung và các hãng viễn thông để duy trì vị thế công cụ tìm kiếm số 1 thị trường.