【soi kèo real madrid vs】Tiến độ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia chậm so với mục tiêu

时间:2025-01-11 00:39:42 来源:Empire777
Chính phủ yêu cầu thực hiện triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Sẽ giám sát nguồn vốn triển khai Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số,ếnđộtriểnkhaiChươngtrìnhmụctiêuquốcgiachậmsovớimụctiêsoi kèo real madrid vs miền núi: Cần lồng ghép nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 16, chiều ngày 11/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, thực hiện Nghị quyết số 120/2010/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chính phủ đã xây dựng Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi).

Về kết quả xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phục vụ triển khai thực hiện chương trình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nêu rõ, Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021, có nội dung cơ bản được tích hợp từ hơn 100 chính sách cụ thể của giai đoạn 2016-2020 kết hợp với một số chính sách mới được thiết kế thành tổng cộng 10 dự án, 14 tiểu dự án với 36 nội dung chính sách thành phần do 23 bộ, ngành tham gia quản lý và tổ chức triển khai thực hiện.

Tính đến hết tháng 8 năm 2022 (thời điểm báo cáo), đã có 231 văn bản khác nhau được ban hành để quy định, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nội dung về cơ chế, chính sách và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi từ trung ương đến địa phương.

Các địa phương đã chủ động bám sát các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Tỉnh ủy để tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của các Chương trình mục tiêu quốc gia được giao, cũng như các chính sách dân tộc trên địa bàn nói riêng thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới được chú trọng; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng cao, công tác chăm sóc sức khoẻ, giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực.

Báo cáo thẩm tra, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu rõ, thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, Ủy ban Dân tộc (được Chính phủ giao chủ trì xây dựng báo cáo) và các Bộ, ngành đã có nhiều cố gắng, cơ quan chủ trì Chương trình có nhiều nỗ lực trong quá trình chuẩn bị tổ chức để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, năm 2022.

Hội đồng Dân tộc cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ, theo đó, đến nay, sau gần một năm việc xây dựng, ban hành văn bản quy định về cơ chế, chính sách vận hành Chương trình đã cơ bản được hoàn thành.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, công tác triển khai thực hiện còn rất chậm. Đồng thời, Báo cáo chưa đề cập đến việc sơ kết đánh giá một năm (2021) của việc triển khai thực hiện Chương trình; báo cáo cũng chưa đề cập đến kết quả triển khai của các địa phương được trung ương lựa chọn thực hiện điểm một số nội dung của Chương trình.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, việc triển khai Chương trình đang quá chậm so với mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đến nay, văn bản hướng dẫn mới cơ bản hoàn thành, tuy nhiên còn một số văn bản của tiểu dự án vẫn chưa được ban hành.

Việc phân bổ vốn đầu tư tính đến tháng 6/2022 Chính phủ mới trình Quốc hội nhưng vẫn chưa phân bổ hết; chưa bố trí đủ vốn đối ứng, nhiều tỉnh chưa thành lập ban chỉ đạo, tiến độ giải ngân vốn cho chương trình đến thời điểm này mới đạt hơn 7%.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Chính phủ thành lập Ban điều phối Trung ương là phù hợp nhưng cũng cần rà soát kỹ, tổ chức Hội nghị toàn quốc để đôn đốc triển khai; Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện Chương trình.

"Đây là chương trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc bởi đây là sự nghiệp lâu dài. Do vậy, thời gian tới Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ, tăng cường cơ chế điều phối; các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương vào cuộc, đẩy mạnh truyền thông tạo ra phong trào xã hội, phong trào thi đua" - Chủ tịch Quốc hội nói.

Bên cạnh đó, qua kinh nghiệm thực tiễn của hai chương trình mục tiêu đang triển khai, nguồn lực nhà nước cũng có hạn, cần huy động từ xã hội, người dân, các nhà hảo tâm trong nước và ngoài nước, cộng đồng doanh nghiệp… Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội tăng cường hỗ trợ Chính phủ và các bộ, ngành địa phương triển khai thực hiện.

推荐内容