当前位置:首页 > Cúp C1 > 【keo bong da de】Nguồn điện sạch trên "dòng sông mẹ”

【keo bong da de】Nguồn điện sạch trên "dòng sông mẹ”

2025-01-25 21:16:49 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777
Nguồn điện sạch trên
Phòng điều khiển trung tâm Nhà máy Thủy điện Lai Châu

Sông Đà - nguồn năng lượng sạch bất tận

Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có tổng chiều dài 980km,ồnđiệnsạchtrênquotdòngsôngmẹkeo bong da de trong đó, đoạn sông chảy về Việt Nam dài 542km, đi qua 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Có thể ví sông Đà như “sông mẹ” vì tất cả các sông, suối khu vực Tây Bắc đều đổ về dòng sông Đà, tạo lưu lượng nước rất lớn. Nhiều năm về trước, tiềm năng phát triển nguồn điện từ sông Đà đã được nhiều chuyên gia nhìn thấy, nhưng không thể khuất phục được dòng sông dữ. Biết bao công sức đổ xuống, cả mồ hôi, nước mắt và máu của nhiều thế hệ, nhưng đổi lại vẫn chỉ là những cuộn sóng trắng xóa, sục sôi, cuồn cuộn chảy, thách thức bàn tay và khối óc con người.

Chỉ cho đến khi công trình Thủy điện Hòa Bình được xây dựng thành công với sự giúp đỡ của Liên Xô, những nguồn sáng trên dòng sông huyền thoại mới bắt đầu được thắp lên. Để rồi từ đó, sự già nua của con sông vốn có ngàn năm tuổi dần lùi sâu vào quá khứ, nhường chỗ cho sức căng tràn nhựa sống của dòng sông thời đại mới, như người con gái đôi mươi đang rực rỡ vươn mình.

Đến khi Thủy điện Sơn La và Lai Châu thành hình trên dòng sông dữ, đỉnh cao của ngành Điện và trí tuệ mới được kết tinh bởi hai công trình kể trên, được thực hiện hoàn toàn bằng trí tuệ và sức mạnh của người Việt. Bằng những nỗ lực kiên cường, bằng sức mạnh của trí tuệ Việt Nam, dòng sông hung dữ đã được thuần hóa thành công. Nguồn vàng trắng đã được hoán đổi thành những dòng điện lấp lánh sáng, cung cấp cho nhu cầu sử dụng của người dân và phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hàng triệu kWh điện được sản sinh từ dòng sông mẹ, hoàn toàn không phát thải, không ô nhiễm môi trường đang ngày ngày góp phần ổn định đời sống và phát triển đất nước.

Nguồn điện sạch trên
Toàn cảnh Nhà máy Thủy điện Lai Châu

Không những sản xuất điện, các công trình thủy điện trên sông Đà còn có vai trò quan trọng trong điều tiết lưu lượng nước cho hạ du sông Hồng. Với tổng dung tích hồ chứa của 3 công trình thủy điện trên dòng chính sông Đà là 19,815 tỷ m3 nước (Thủy điện Sơn La 9,6 tỷ m3; Thủy điện Hòa Bình 9,0 tỷ m3; Thủy điện Lai Châu 1,215 tỷ m3), các công trình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cắt lũ vào mùa mưa và điều tiết xả nước vào mùa kiệt. Việc đưa Nhà máy Thủy điện Lai Châu vào vận hành sẽ tiếp tục bảo đảm hạn chế tối đa hiện tượng lũ lụt cho hạ du sông Hồng vào mùa mưa lũ và cạn kiệt nước vào mùa khô.

Tây Bắc sang trang mới

Đến nay, tổng công suất của 3 nhà máy trên dòng chính sông Đà là 5.520MW, chiếm hơn 14% công suất toàn hệ thống điện quốc gia; sản lượng điện bình quân hàng năm hơn 24 tỷ kWh, chiếm 17% sản lượng điện của toàn hệ thống. Các công trình thủy điện trên sông Đà đã góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là điều kiện quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; ổn định đời sống nhân dân; bảo đảm an sinh xã hội; giúp cho đất nước tiết kiệm được nguồn tài nguyên hóa thạch như than đá, dầu hỏa, khí đốt... Với quy luật tự nhiên và điều kiện thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, dòng sông Đà sẽ không bao giờ hết nước, cũng như các công trình nhà máy thủy điện trên dòng sông Đã sẽ là những nguồn năng lượng sạch bất tận, mãi tuôn trào dòng sáng để xây dựng và phát triển tổ quốc giàu đẹp.

Các tỉnh Tây Bắc vốn có điều kiện tự nhiên không thuận lợi với núi non hiểm trở, giao thông đi lại hạn chế, điều kiện canh tác nông nghiệp khó khăn, đời sống nhân dân nghèo khó, thu hút đầu tư kém, tốc độ phát triển kinh tế chậm, thuộc địa bàn nghèo nhất nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc đầu tư các công trình thủy điện lớn trên sông Đà đã kéo theo việc đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường trạm để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh Tây Bắc. Đường về Tây Bắc đẹp hơn, khang trang hơn. Từ những ngày đầu ít xe qua lại, giờ đây đã tấp nập những phương tiện giao thông hiện đại, chở theo cả những ước mơ đổi đời đến với người dân.

Từ khi Nhà máy Thủy điện Sơn La và Nhà máy Thủy điện Lai Châu được đưa vào vận hành phát điện, hàng năm đã đóng góp cho ngân sách các tỉnh Tây Bắc hàng nghìn tỷ đồng, góp phần đưa các tỉnh Tây Bắc từ các tỉnh chậm phát triển trở thành các tỉnh có tốc độ phát triển khá trong cả nước. Cụ thể, tỉnh Sơn La năm 2014 đã gia nhập câu lạc bộ các tỉnh có nguồn thu ngân sách 2.000 tỷ đồng và kế hoạch thu ngân sách của tỉnh Sơn La năm 2016 sẽ là 3.000 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính lớn để các địa phương tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện công tác an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các tỉnh Tây Bắc đã bắt đầu sang trang mới với tiềm năng phát triển một nền công nghiệp năng lượng sạch, không khói bụi, ô nhiễm môi trường. Mục tiêu đưa Tây Bắc đã trở thành hòn ngọc của tổ quốc chắc hẳn không còn xa.

Công ty Thủy điện Sơn La được EVN giao quản lý vận hành 2 Nhà máy Thủy điện Sơn La công suất 2.400MW và Nhà máy Thủy điện Lai Châu công suất 1.200MW. Từ đầu năm 2016 đến ngày 21/11/2016, sản lượng điện của Công ty Thủy điện Sơn La đạt 11,223 tỷ kWh/12,673 tỷ kWh, đạt 88,6% kế hoạch năm. Nộp ngân sách Nhà nước tính đến ngày 30/10/2016 đạt 1.945 tỷ đồng.

Công ty hoàn thành công tác tư vấn giám sát; lắp đặt đồng bộ vật tư thiết bị, tiếp quản và quản lý vận hành tổ máy số 2, số 3 Nhà máy Thủy điện Lai Châu; bảo đảm mốc tiến độ khánh thành nhà máy vào tháng 12/2016, vượt tiến độ trước 1 năm, đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读