【kết quả bóng đá qatar hôm nay】Quan hệ hợp tác Thụy Sỹ
Phố cổ Bern (Thụy Sỹ)- di sản văn hóa Thế giới |
Là một quốc gia nằm ngay trái tim Châu Âu với địa hình chủ yếu là đồi núi,ệhợptácThụySỹkết quả bóng đá qatar hôm nay Thụy Sỹ ra đời năm 1291 khi một liên minh phòng thủ của ba bang được hình thành.
Trong hai thế kỉ tiếp theo, liên minh đã nhanh chóng phát triển thành một liên bang rộng lớn với nhiều bang có quyền tự trị cao. Sau một thời gian ngắn tồn tại dưới hình thức chính phủ tập quyền trong thời đại Napoleon và sau khi xác nhận biên giới hiện thời của mình tại Đại hội Viên năm 1815, Thụy Sỹ trở thành một nhà nước liên bang với việc ban hành hiến pháp hiện đại vào năm 1848. Công nghiệp hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng đi đôi với việc đảm bảo đầy đủ các quyền dân sự và chính trị cho mọi người dân, bao gồm các nguyên tắc dân chủ trực tiếp, đã đưa Thụy Sỹ trở thành một đất nước nổi tiếng.
Thụy Sỹ không có nhiều tài nguyên thiên nhiên và không có biển. Tuy nhiên, những điều kiện không mấy thuận lợi đó đã không ngăn cản được đất nước này tự vươn mình để trở thành một trong những nền kinh tế cạnh tranh nhất, và người dân được hưởng những tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới. Trong số những nguyên nhân dẫn đến sự thành công đáng kinh ngạc này phải kể đến hai nguyên nhân rất phù hợp với các quốc gia phát triển, đó là quản trị nhà nước hiệu quả và một nền giáo dục chất lượng cao.
Quản trị nhà nước hiệu quảđược đảm bảo thông qua các thể chế chính trị dung hợp và phân cấp, một khuôn khổ pháp lí phù hợp, các chính sách được tham vấn rộng rãi và một xã hội dân sự vững mạnh. Quản trị nhà nước hiệu quả là nền tảng cốt lõi giúp tạo ra một môi trường hấp dẫn và có thể dự đoán được cho mọi người dân và cho giới doanh nghiệp. Đó là lí do tại sao hơn 10.000 công ty đa quốc gia có văn phòng đại diện tại Thụy Sỹ và sử dụng hơn 10% lực lượng lao động của nước này.
Môi trường kinh doanh như vậy mang lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong số đó, nhiều công ty đã cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế và trở thành trụ cột của nền kinh tế Thụy Sỹ. Với chính sách trung lập có từ lâu đời, sự ổn định chính trị và môi trường đầu tư hấp dẫn đã giúp hình thành hàng chục tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Thụy Sỹ. Nhiều thỏa thuận trên nhiều lĩnh vực đã đạt được tại đây có thể kể đến như hòa bình quốc tế, trong đó có Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, y tế, môi trường, thương mại quốc tế, viện trợ nhân đạo…
Giáo dục chất lượng caolà thành quả của một hệ thống giáo dục mang lại nhiều cơ hội vượt xa khỏi những tấm chứng chỉ học thuật bằng việc đào tạo một đội ngũ lao động đông đảo có các kỹ năng cốt yếu để làm ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao giúp Thụy Sỹ trở nên nổi tiếng. Với hệ thống giáo dục và đào tạo nghề “kép” (VET), học sinh được kết hợp học tại trường và học tại môi trường thực tế ở các doanh nghiệp. VET là chương trình trung học phổ thông chủ đạo với 70% thanh thiếu niên Thụy Sỹ theo học. Chương trình nhằm mục tiêu đào tạo một lực lượng lao động hùng hậu đa ngành và có thể tiến xa trong nghề nghiệp ở cả khối quản lý và sản xuất thuộc các lĩnh vực như công nghệ cao, y tế cũng như trong lĩnh vực thương mại truyền thống và thủ công.
Hệ thống giáo dục này nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà sử dụng lao động Thụy Sỹ, họ tin rằng nó góp phần quan trọng cho sức sống và sức mạnh bền vững của nền kinh tế Thụy Sỹ. Ngoài ra, Thụy Sỹ cũng là một quốc gia có nhiều trường đại học và trường khoa học kĩ thuật hàng đầu thế giới, mang về cho đất nước không dưới 26 giải Nô-ben, trong đó 21 giải thuộc lĩnh vực khoa học. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi Thụy Sỹ là một trong những quốc gia đầu tư ngân sách trên đầu người cao nhất cho nghiên cứu và phát triển.
Quan hệ giữa Thụy Sỹ và Việt Nam có những bước phát triển nhanh chóng kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1971. Ngay từ những năm 90, Thụy Sỹ đã giúp đỡ Việt Nam phát triển thông qua hỗ trợ kĩ thuật hướng tới xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế. Nhiều cuộc gặp gỡ song phương thường xuyên được tổ chức, trong đó có nhiều chuyến thăm cấp cao. Lượng khách du lịch của cả hai quốc gia tăng lên một cách rõ rệt. Việc kí kết hiệp định dịch vụ vận tải hàng không gần đây và việc một đường bay thẳng giữa Zurich và thành phố Hồ Chí Minh sẽ được khai thác vào cuối năm nay chắc chắn sẽ góp phần gia tăng lượng khách du lịch cả hai bên. Các trường đại học của Thụy sỹ và Việt Nam đã có nhiều chương trình hợp tác và trao đổi sinh viên, và số sinh viên Việt Nam theo học tại các trường Thụy Sỹ đang ngày càng tăng.
Thương mại hai chiều tăng trưởng không ngừng, và Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Thụy Sỹ tại khu vực Đông Nam Á. Hơn một trăm doanh nghiệp Thụy Sỹ đặt trụ sở và đầu tư vào Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối mậu dịch tự do Châu Âu mà Thụy Sỹ là thành viên đang trong quá trình đàm phán và nếu được ký kết chắc chắn sẽ giúp thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.
相关文章
Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
Năm 2021, để thôn Tiền Phong đảm bảo số hộ theo quy định, UBND xã Hương Trà đ&at2025-01-12Những đặc sản có một không hai của miền Tây
Ngoài các món quen thuộc có vẻ ngoài dễ nh&igra2025-01-12Tọa đàm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Argentina
Ông Ramoneda phát biểu tại cuộc tọa đàm2025-01-12Ukraine: Trạm kiểm soát của lực lượng ly khai trúng đạn
Ngày 11-5, phóng viên Itar-Tass đưa tin từ hiện trư2025-01-12Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
Dự báo thời tiết 7/8: Bắc Bộ còn mưa to, Quảng Trị đến Ninh Thuận nắng gắtDự bá2025-01-12Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Ủy ban điều phối WIPO
Tổng giám đốc Francis Gurry, Bộ trưởng Hoàng Tu̐2025-01-12
最新评论