Sau một năm không suôn sẻ với nhiều đơn thư,ĐặngVạnPhướcđềxuấtthayđổicáchxétgiáosưphógiáosưngàba lan vs hà lan tố cáo về chất lượng các bài đăng báo quốc tế để xét giáo sư, phó giáo sư, năm nay việc xét giáo sư, phó giáo sư ngành Y học tương đối thuận lợi. Trong 57 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề xuất, thì có 52 ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành Y thông qua, và tất cả đều được tín nhiệm ở vòng xét của Hội đồng Giáo sư Nhà nước. GS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Y, cho rằng năm nay các ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y học không bị phản biện về đăng tải các bài báo khoa học trên các tạp chí săn mồi, tạp chí không chính thống. Lý do là ngay từ đầu, Hội đồng Giáo sư ngành Y học đã có một bộ phận xem xét rất kỹ vấn đề này và trong quá trình xét duyệt, nếu ứng viên nào có công bố trên những tạp chí này sẽ bị gạt ra ngay. Tuy nhiên một vấn đề mà các ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y năm nay vấp phải là khai số bài đăng báo quốc tế trong những năm cuối quá nhiều. Hội đồng Giáo sư ngành Y đã yêu cầu các ứng viên này giải trình, sau đó xem xét và thấy rằng “chấp nhận được”. Đến vòng xét của Hội đồng Giáo sư Nhà nước cũng không vấn đề gì. GS Phước cho biết sẽ có một số đề xuất mới trong đợt xét GS, PGS năm 2022. Những yếu tố như hội nhập quốc tế, chất lượng các bài báo, nghiêm khắc với gian lận, tất cả hội đồng sẽ siết chặt để đi vào quỹ đạo. Các ứng viên có ý định khi công bố cũng có ý thức nhìn rõ vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm hiện nay là không thể đồng nhất giữa 28 ngành xét GS, PGS. Không thể yêu cầu ngành Y cũng như ngành Giao thông vận tải và ngay cả trong ngành Y cũng không có sự đồng nhất khi có những chuyên ngành công bố quốc tế tương đối thuận lợi nhưng có những chuyên ngành công bố quốc tế rất khó. Nếu không thay đổi thì những chuyên ngành khó dần dần sẽ không có ứng viên, dẫn tới chuyện không có phó giáo sư, giáo sư thì không thể có lớp kế cận. Mặt khác đối với công bố quốc tế, mức độ chấp nhận đăng của các tạp chí có uy tín càng ngày càng ít. Những tạp chí này đi sâu vào các cơ chế sinh học phân tử, như nói chữa tốt thì trước khi mổ là gì và sau khi mổ xong, theo dõi 5 năm, 10 năm sau như thế nào. Những đòi hỏi này càng ngày càng lớn chính là khó khăn của Việt Nam. Trong khi đó, hiện có một số nghiên cứu mới, cụ thể như Covid-19, chỉ làm xét nghiệm phân tử, tổng kết lâm sàng thì lại đăng tải rất dễ dàng vì đây là vấn đề thời sự. Ngoài ra các tạp chí khoa học có chỉ số Impact factor (IF- chỉ số ảnh hưởng) khác nhau, nên việc công bố còn phụ thuộc vào xu hướng khoa học, chứng cứ, hay thời sự. Do vậy để đưa ra một tiêu chuẩn chung cho ngành Y là khó bởi yêu cầu “tạp chí quốc tế có uy tín” dường như rất khó với những người nghiên cứu như khám bệnh, chữa bệnh, mổ..
Theo GS Đặng Vạn Phước, nếu để những nghiên cứu lâm sàng được đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín, thì phải thiết kế những nghiên cứu này, bên cạnh lâm sàng phải có sự hỗ trợ của sinh học phân tử… đây không phải chuyện dễ và là rào cản của các nhà nghiên cứu Việt Nam hiện nay. “Chúng tôi ủng hộ xu hướng tiệm cận với thế giới, nhưng với Việt Nam hiện tại là hơi khó. Nhưng khó không có nghĩa không làm được”- GS Đặng Vạn Phước nói. GS Đặng Vạn Phước cũng nhìn nhận, hiện có một số nhà nghiên cứu trẻ đã tiếp cận khá tốt, nhưng không thể cào bằng trong ngành Y. “Chúng tôi cũng sợ mai kia có một số ngành khó quá, không thể công bố được thì những nhà nghiên cứu trẻ không có cách nào để đăng tải trên tạp chí quốc tế có uy tín như vậy sẽ cản trở họ”. Theo GS Đặng Vạn Phước, những tạp chí trong nước từ trước đến nay rất tốt, có giá trị, thì có thể nâng giá trị điểm của những tạp chí này lên. Các nhà nghiên cứu nếu không có bài báo quốc tế thì có thể đăng tải ở những tạp chí trong nước và những đăng tải này phải nâng cao, kiểm định chất lượng (các bài báo chuyên ngành) để có đường tham gia xét GS, PGS”. “Chuyện ngành Y bàn để có các GS, PGS có những học vị để tiếp nối trong đào tạo. Trong ngành Y ngoài có tay nghề thì cần có trình độ để đào tạo, nghiên cứu, chữa bệnh. Nếu chỉ thực hành hàng ngày mà không điều kiện nghiên cứu thì mai mốt sẽ không có lớp kế cận. Thực sự nhiều chuyên ngành đã không còn lớp kế cận như tâm thần, pháp y…và tới lúc nào đó sẽ hiếm”- GS Phước nói. Theo GS Đặng Vạn Phước, việc này cần nghiên cứu kỹ để vừa đảm bảo chất lượng, hội nhập nhưng cũng mở đường đều, để có đường có các GS, PGS kế cận, tiếp nối. Những vị lớn tuổi sẽ về hưu, mất đi, do vậy cần có các lớp khác để chủ trì các cơ sở đào tạo, đặc biệt là khi các trường tư phát triển, nếu không có học vị, học hàm thì không thể đảm bảo tiêu chuẩn giảng dạy. “Việc xét duyệt PGS, GS là không khó nếu các nhà nghiên cứu không chộp giật mà cố gắng, đàng hoàng, hồ sơ đầy đủ, liêm chính, rõ ràng thì cũng đàng hoàng nhận các học vị. Liêm chính không chỉ thể hiện qua các công bố khoa học mà còn là vấn đề đạo đức, trong y khoa là y đức”- ông Phước nói. Lê Huyền 52 ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư ngành Y họcChia sẻ với VietNamNet, GS.TS Đặng Vạn Phước, cho hay tất cả các ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y mà Hội đồng Giáo sư ngành này đã đề xuất đều được thông qua. |