【tyle anh】Hướng đích GDP 6,7%, chứng khoán có cơ hội vững tiến
Xét về con số, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong bối cảnh hiện nay là rất khó. Tuy nhiên, trên thực tế diễn biến nền kinh tế 5 tháng qua, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, có nhiều yếu tố thuận lợi.
Kinh tế tháng 5/2017 tiếp tục xu hướng tích cực với kết quả tốt hơn tháng 4 và quý I/2017.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,53% so với tháng 4; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,2% so với tháng 4 và cao hơn 4,2% của quý I/2017.
Trong 5 tháng qua, thu ngân sách nhà nước đạt 39,7% dự toán, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước…
Tăng trưởng kinh tế tích cực có sự đóng góp của tín dụng được thúc đẩy tăng trưởng cao trong 5 tháng qua, khi đạt khoảng 6,5%. Ðây là mức cao hơn đáng kể so với cùng kỳ nhiều năm gần đây.
Ðáng nói là theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng được tập trung cho sản xuất, kinh doanh, nên tiếp tục mang lại những hiệu ứng tích cực cho tăng trưởng kinh tế.
Từ diễn biến tích cực trên, đến cuối tháng 5, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã đạt đỉnh trong 9 năm gần đây và VN-Index hướng tới mốc 750 điểm.
Trước khi diễn ra cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2017, ngày 2/6, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 24/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội năm 2017.
Tại phiên họp Chính phủ tháng 5, Chính phủ đã dành 50% thời lượng họp để đánh giá về hiện trạng tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như thảo luận các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, qua đó bảo đảm bám sát mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Tại Chỉ thị 24/2017, bên cạnh các giải pháp mang tính trung và dài hạn, Chính phủ ấn định các chỉ tiêu tăng trưởng mà các ngành phải đạt được trong năm nay như: khu vực nông nghiệp tăng trưởng 3,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 7,91%; khu vực dịch vụ tăng trưởng 7,19%..., để đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Diễn biến kinh tế 5 tháng qua cho thấy, khi các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được triển khai quyết liệt, nhất là tín dụng được “lái” vào khu vực sản xuất, thì sẽ tác động tích cực lên thị TTCK.
Với nền tảng là kinh tế vĩ mô ổn định, các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi và hiệu quả hơn, TTCK có nhiều cơ hội để vững tiến và sôi động.
Ðiều cần kiểm soát chặt là khả năng tiền tín dụng chảy thẳng sang chứng khoán, bởi chảy càng nhiều sẽ càng dễ gây nên những “bong bóng” rủi ro.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Toyota và Honda hưởng lợi lớn khi xe hybrid bùng nổ tại thị trường Mỹ
- ·Xe bán tải bị hỏng trên cầu, tài xế suýt bị xe bồn tông trúng
- ·Trung Quốc thu hồi số lượng kỷ lục xe ô tô sử dụng năng lượng mới vào năm 2023
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Nên tìm mua ô tô cũ dân rao bán hay bỏ thêm tiền đến các showroom cho yên tâm?
- ·Hummer H2 'cõng' Rolls
- ·Thiết thực chào mừng đại hội
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Kiểm tra thường xuyên bộ phận này để tránh ô tô chập cháy, chết máy giữa đường
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·6 siêu xe về Việt Nam năm 2023: Đại gia Minh nhựa mua chiếc đắt nhất
- ·Tesla thu hồi toàn bộ xe điện tại Mỹ do không đảm bảo an toàn
- ·Sự thật 'phũ phàng' về lượng khí thải ô tô do các hãng xe tự công bố
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Xanh SM thu hút tài xế nhờ chính sách đảm bảo thu nhập dài hạn
- ·'Vịt hoá thiên nga', biển số VIP từ xe cỏ gắn sang xe sang đội giá đắt đỏ
- ·Chỉ có 3 mẫu SUV hạng sang đạt kết quả tốt trong thử nghiệm mới của IIHS
- ·Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
- ·Veloz Cross giảm giá bán đến 38 triệu đồng