【mu vs chelsea 2023】Bình Thuận kiểm tra, xử phạt 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

作者:Cúp C2 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 04:59:47 评论数:

Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường Bình Thuận về việc kiểm tra,ìnhThuậnkiểmtraxửphạtcơsởkinhdoanhhànghóagiảmạonhãnhiệmu vs chelsea 2023 xử lý các cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu theo đơn yêu cầu xử lý các cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe gắn máy giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha của Công ty TNHH Luật TNHH Phạm và Liên danh; qua thu thập, thẩm tra, xác minh làm rõ thông tin có dấu hiệu vi phạm, Đội Quản lý thị trường số 4 đã tiến hành kiểm tra 02 hộ kinh doanh phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy trên dịa bàn huyện Đức Linh và Tánh Linh.

Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh phụ tùng xe máy. Ảnh: Cục QLTT Bình Thuận

Kết quả kiểm tra phát hiện 02 hộ kinh doanh trên vi phạm: Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; tang vật vi phạm là 298 sản phẩm phụ tùng xe máy các loại giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha gồm: 160 bộ bulong treo máy dùng cho xe máy mang nhãn hiệu Honda; 15 bộ bi văng dùng cho xe máy mang nhãn hiệu Honda; 04 cái cần đạp phanh sau xe máy mang nhãn hiệu Honda; 19 cái dây công tơ mét mang nhãn hiệu Yamaha; 90 viên pin dùng cho xe máy mang nhãn hiệu Yamaha.

Căn cứ hành vi vi phạm nêu trên, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 4 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 hộ kinh doanh trên về hành vi vi phạm hành chính buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xử phạt mỗi Hộ kinh doanh vi phạm 6 triệu đồng.

Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là 298 sản phẩm phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu nêu trên. Các hộ kinh doanh vi phạm đã thực hiện nghiêm túc việc tiêu hủy các sản phẩm phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu với sự giám sát chặt chẽ của Đại diện Đội Quản lý thị trường số 4.

Sản phẩm giả mạo nhãn hiệu bị buộc tiêu hủy. Ảnh: Cục QLTT Bình Thuận

Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 4 đã ra quyết định xử phạt hành chính 23 triệu đồng đối với hộ kinh doanh đường cát trên địa bàn huyện Đức Linh do kinh doanh 05 bao đường cát nhập lậu và 110 bao đường cát không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tổng giá trị lô hàng bị thu giữ là 28,3 triệu đồng.

Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng, phản ánh chất lượng cũng như là cơ sở để người tiêu dùng hiểu hơn về quy trình sản xuất của mỗi sản phẩm. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay thị trường, bên cạnh những hàng hóa có thương hiệu, đạt chất lượng thì tình trạng buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn diễn ra rất phức tạp với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, trở thành vấn đề "nóng", thu hút sự quan tâm của người dân.

Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ định nghĩa về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ như sau: Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa đang lưu thông trên thị trường nhưng không có căn cứ để có thể xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa đó.

Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ hàng hóa được thể hiện ở các thông tin sau: Nhãn hiệu, bao bì và tài liệu kèm theo hàng hóa; Chứng từ chứng nhận xuất xứ của hàng hóa; hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hàng hóa, tờ khai hải quan; Giấy tờ khác với mục đích chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự; giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định pháp luật.

Có thể thấy, hàng hóa được coi là không rõ nguồn gốc xuất xứ là những hàng hóa bày bán mà người bán không xuất trình được hóa đơn; chứng từ hay chứng minh được về nguồn gốc sản phẩm theo các tiêu chí mà pháp luật quy định. Pháp luật cũng quy định việc bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ: Bán hàng không rõ nguồn gốc là hành vi trái pháp luật. Những hành vi này không những ảnh hưởng đến uy tín người bán mà trong nhiều trường hợp còn gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng, những sản phẩm hàng hóa khác. Vì vậy, hiện nay, pháp luật cũng có những chế tài xử phạt khá nghiêm khắc đối với hành vi này. Theo đó, tuỳ theo tính chất và mức độ mà hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP, ngày 01/11/2017 của Chính phu cụ thể như sau: “4. Mức phạt tiền dành cho những hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định của pháp luật là phải có nhãn hàng hóa nhưng không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn hàng hóa gốc nhưng bị thay đổi được quy định cụ thể như:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với những hàng hóa vi phạm có giá trị tới 5.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 3.000.000 – 6.000.000 đồng với hàng hóa vi phạm giá trị từ trên 5.000.000 đến 10.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 6.000.000 -10.000.000 đồng với những hàng hóa vi phạm có giá trị trên 10.000.000 đến 20.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 50.000.000 – 60.000.000 đồng áp dụng với những hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.

Từ những quy định trên có thể thấy cá nhân khi có hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 60 triệu đồng phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa vi phạm.

 Duy Trinh

最近更新