发布时间:2025-01-11 11:07:48 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Mức sống tối thiểu chỉ là một yếu tố để tính lương tối thiểu vùng | |
Liệu mức lương tối thiểu vùng năm 2020 có được chốt vào ngày mai? | |
Lương tối thiểu vùng 2020 được đề xuất tăng bao nhiêu? | |
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019 |
Đánh giá về mức tăng này, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia Doãn Mậu Diệp cho rằng, với mức tăng 5,5%, không những đảm bảo 100% mức sống tối thiểu mà còn vượt lên trên 0,3%.
Tăng nhiều nhất 240.000 đồng/tháng
Phát biểu tại buổi họp báo ngay sau phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ tăng bình quân 5,5%, tăng từ 150.000-240.000 đồng, tùy theo từng vùng.
Cụ thể, theo kết quả bỏ phiếu, Hội đồng Tiền lương quốc gia với sự có mặt của 3 bên gồm Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, đại diện doanh nghiệp), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (đại diện người lao động) đã thống nhất với phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 lên 5,5%. Theo đó, vùng 1 tăng lên 4,42 triệu đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng); vùng 2 lên 3,92 triệu đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng); vùng 3 lên 3,43 triệu đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng); vùng 4 lên 3,07 triệu đồng/tháng (tăng 150.000 đồng/tháng). Đề xuất tăng 5,5% lương tối thiểu vùng cũng sẽ được Hội đồng Tiền lương quốc gia trình lên Chính phủ để quyết định mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020.
“Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 ở mức 5,5% là cao hơn so với năm 2019. Đáng chú ý, theo tính toán của Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia để đảm bảo được 100% mức sống tối thiểu của người lao động thì năm 2020, mức lương tối thiểu vùng phải tăng 5,2%. Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tiền lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Chính vì vậy, với mức tăng 5,5%, mức lương tối thiểu này không những đảm bảo 100% mức sống tối thiểu mà còn vượt lên trên 0,3%. Như vậy, cuộc sống của người lao động sẽ được cải thiện”, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Doãn Mậu Diệp nhận định.
Trước đó, tại phiên họp đầu tiên hồi tháng 6 vừa qua, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 của các bên vẫn ở mức cách xa nhau. Cụ thể, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tăng cao nhất 8,18%, trong khi phía đại diện người sử dụng lao động Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đề xuất tăng dưới 3%. Cũng tại phiên họp này, bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia cho biết, căn cứ kết quả tính toán cho thấy mức lương tối thiểu năm 2019 đã bảo đảm 95% mức sống tối thiểu của người lao động. Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW, đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2020 bình quân các vùng là khoảng 5,2%.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã trả mức lương tối thiểu 2019 tăng thêm từ 6,2-6,3% so với mức lương tối thiểu vùng. Ảnh: Xuân Thảo. |
Doanh nghiệp đang trả cao hơn từ 6,2-6,3%
Đánh giá về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho rằng, trong phiên đàm phán thứ 2, các bên đã thật sự hiểu nhau, chia sẻ và có trách nhiệm chung, nhận thức về tiền lương tối thiểu, từ đó thu hẹp khoảng cách đề xuất giữa các bên.
Cũng theo ông Quảng, việc tăng lương tối thiểu sẽ gây áp lực cho doanh nghiệp, nhưng đó là động lực cho người lao động và tạo điều kiện cho lao động cống hiến hơn cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập, giải quyết thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, chính sách tiền lương thấp quá thì hưởng lợi là các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có những thách thức.
Tuy nhiên, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nghiệp chưa thực sự hài lòng với mức tăng này, vì sẽ "đội” chi phí của doanh nghiệp lên cao. “Chúng tôi nhận thấy đề nghị tăng từ 1-2% là phù hợp. Bởi chỉ cần tăng thêm 1% tối thiểu thì chi phí của doanh nghiệp cũng tăng trên dưới 10%, đây cũng là điều mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều trong thay đổi công nghệ, nâng cao tay nghề của người lao động, nâng cao năng lực quản trị kinh doanh để tăng năng lực cạnh tranh. Còn người lao động cũng cần nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu về nâng cao công nghệ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, với tinh thần thiện chí để hài hòa lợi ích giữa các bên, chúng tôi đồng ý với mức tăng trên", ông Phòng cho biết thêm.
Đáng chú ý, theo ông Phòng, thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã trả mức lương tối thiểu 2019 tăng thêm từ 6,2-6,3% so với mức lương tối thiểu vùng. Chính vì vậy, phần tăng lương tối thiểu nếu có thì cũng chỉ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, mà chi phí cho doanh nghiệp cao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp yếu. Hiện đang có xu thế, các doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam do yếu tố này.
相关文章
随便看看