【bang xep hang hang nhat】Định hình bản đồ đa cực mới
Quang cảnh Hội nghị cấp cao BRICS ở Kazan,Địnhhigravenhbảnđồđacựcmớbang xep hang hang nhat Nga ngày 23-10-2024. Ảnh: ANI/TTXVN
Với sự tham gia của khoảng 20.000 đại biểu từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia cùng lãnh đạo 6 tổ chức quốc tế, hội nghị cấp cao ở Kazan là cơ hội chưa từng có để BRICS vẽ nên bản đồ hợp tác quốc tế mới, dựa trên cơ sở hợp tác bình đẳng và cùng có lợi. Với chủ đề "Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển công bằng và an ninh toàn cầu", chương trình nghị sự của hội nghị và Tuyên bố Kazan đã gửi đi thông điệp về việc củng cố các mối quan hệ trong khối, đồng thời mở ra cơ hội cho các nước Nam bán cầu đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới, thể hiện sự chủ động và tham gia thực chất hơn vào việc đưa ra các quyết định mang tính toàn cầu.
Theo tuyên bố chung, lãnh đạo các nước đã xác định rõ các tiêu chí và quy định liên quan đến danh mục quốc gia đối tác, đồng thời bày tỏ hoan nghênh sự quan tâm lớn từ các quốc gia ở Nam Bán cầu đối với BRICS. Các nhà lãnh đạo cũng cam kết "tiếp tục thúc đẩy phát triển thể chế BRICS”. Tuyên bố chung kêu gọi trao vai trò lớn hơn cho các nước Nam Bán cầu trong việc góp phần đưa ra những quyết định toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách cấu trúc tài chính quốc tế để đối phó với các thách thức toàn cầu, đảm bảo tính toàn diện và công bằng hơn cho các quốc gia thành viên.
Là hội nghị đầu tiên kể từ khi BRICS kết nạp thêm 4 nước, nâng tổng số thành viên lên 9 nước, cùng với sự tham gia của lãnh đạo các nước ngoài BRICS theo thể thức mở rộng, hội nghị tại Kazan được các chuyên gia đánh giá là có ý nghĩa lịch sử. Chuyên gia cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga Anton Bredikhin cho rằng, bằng việc kết nạp thêm thành viên và sẵn sàng để ngỏ cánh cửa cho các nước khác muốn gia nhập khối, BRICS có thể định hình kiến trúc tương lai của toàn thế giới. Trao đổi với phóng viên tại Nga, ông Bredikhin nhấn mạnh, “BRICS tập hợp một nửa dân số trên toàn cầu, chiếm hơn 1/3 tỷ trọng kinh tế thế giới. Những chỉ số như vậy đã chỉ ra rằng trong tương lai BRICS có thể giống như khối G7, tuy nhiên, BRICS có nhiều triển vọng phát triển và hợp tác quốc tế hơn. Đó là lý do tại sao các quyết định được thảo luận tại các nền tảng BRICS không chỉ mang tính khu vực, mà ngược lại, những quyết định này cần được tất cả người dân trên thế giới tiếp nhận, tính đến thực tế về quy mô, sự hợp tác nhiều mặt, cũng như tính thế giới chung của tổ chức này”.
Với nước chủ nhà Nga, sự kiện cũng thể hiện vai trò quốc tế của Moskva trong việc kết nối, tập hợp các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Đón tiếp hơn 20 nguyên thủ quốc gia tới Kazan, hội nghị là sự kiện ngoại giao quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Nga. Các chủ đề thảo luận tại hội nghị cũng thể hiện mối quan tâm và vai trò của Moskva trong các vấn đề quốc tế quan trọng hiện nay. Như nhận định của bà Angela Stent, chuyên gia chính sách đối ngoại tại Đại học Georgetown (Mỹ), “hội nghị tại Kazan có ý nghĩa biểu tượng và tầm quan trọng thực tiễn to lớn với chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin, cho thấy Nga vẫn là một đối tác quan trọng trên trường quốc tế.” Còn theo ông Andrey Bystritsky, Chủ tịch Quỹ Phát triển và Hỗ trợ Câu lạc bộ Thảo luận Valdai, với số lượng lớn đại biểu tham dự, cùng phạm vi thảo luận rộng lớn, từ phát triển kinh tế, hợp tác nội bộ cho đến các vấn đề cơ bản của trật tự thế giới, hội nghị không chỉ có tầm quan trọng đặc biệt đối với nước chủ nhà Nga mà còn có những tác động đáng kể tới cộng đồng quốc tế, xét trên quy mô và thị phần của BRICS trong nền kinh tế toàn cầu.
Tại hội nghị các nhà lãnh đạo nhóm BRICS mở rộng lần này, đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đã đóng góp tích cực vào các nội dung thảo luận tại hội nghị, qua đó thể hiện thông điệp rõ ràng của Việt Nam trong việc ủng hộ vai trò của các diễn đàn và cơ chế hợp tác đa phương như BRICS. Trong bài phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tầm nhìn “cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện và đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, chia sẻ chung trách nhiệm để giải quyết thách thức chung chưa từng có".
Để cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn, hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 5 kết nối chiến lược, gồm kết nối nguồn lực; kết nối hạ tầng chiến lược; kết nối các chuỗi cung ứng toàn cầu trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; kết nối con người với con người thông qua hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân giữa BRICS và các nước; kết nối trong cải cách các cơ chế quản trị toàn cầu theo hướng liên kết, chia sẻ, cân bằng, bình đẳng, hiệu quả, bao trùm, toàn diện để phát triển nhanh và bền vững.
Việc Việt Nam lần đầu tiên cử một đoàn đại biểu do Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu tham dự một hội nghị quan trọng hàng đầu của BRICS đã mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS, trước hết là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng với các quốc gia thành viên và đối tác của BRICS, đồng thời cho phép tiếp cận với các cơ chế, nguồn lực dồi dào, thị trường rộng lớn của BRICS phục vụ cho các mục tiêu phát triển đất nước, cũng như cơ hội phối hợp nỗ lực trong giải quyết các vấn đề cấp bách của chương trình nghị sự toàn cầu. Chuyên gia Bredikhin đánh giá việc Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự hội nghị cấp cao BRICS+ ở Kazan là một bước đi quan trọng, phản ánh đường lối "ngoại giao cây tre" của Việt Nam, trong đó có cách tiếp cận đa chiều đối với hệ thống quan hệ quốc tế và giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Có thể thấy, với quy mô và tiềm lực phát triển sau khi kết nạp thêm thành viên mới, BRICS đang là động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế toàn cầu. Sự tham gia của các nước tại hội nghị cũng cho thấy sự ủng hộ đối với các khuôn khổ hợp tác đa phương cũng như tầm quan trọng của xu hướng này trong giải quyết các thách thức toàn cầu. Như lời chuyên gia phân tích Vito Petrocelli, Chủ tịch Viện Italy-BRICS, hội nghị tại Kazan là một cột mốc cho nền chính trị toàn cầu, thể hiện sự “trưởng thành” và thu hút của BRICS, chứng minh BRICS đóng vai trò là động lực thúc đẩy một trật tự thế giới đa cực mới.
(责任编辑:World Cup)
- Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- Cần tăng cường giám sát gắn với phản biện xã hội
- Cà Mau: Nhiều hoạt động mừng Sinh nhật Bác
- Con đường 1 tỷ đồng
- Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- Em là tấm gương trong
- Những nữ thanh niên xung phong thời bình
- Giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước
- Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- Cuối năm cẩn trọng khi mua hàng khuyến mại
- Dự án BOT đường HCM qua Bình Phước đã thảm nhựa 100%
- Đảng viên đi trước...
- Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- Sẵn sàng cho ngày hội tòng quân
- Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- Chính sách thuế đối với các hộ nộp thuế khoán
- Xuất hiện tình trạng mua bán tiêu dỏm
- Tặng quà 1/6 cho trẻ em khuyết tật và mồ côi
- Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- Tổng Bí thư đề nghị cử tri hết sức tỉnh táo, không lơ là mất cảnh giác, mắc mưu kẻ địch