当前位置:首页 > Thể thao

【kq trận inter】Đài Loan 'ăn cắp' ngôi vương bán dẫn của Mỹ?

(VTC News) -

Cựu Tổng thống Donald Trump gần đây tuyên bố Đài Loan (Trung Quốc) "lấy mất 100%" ngành kinh doanh chip của Mỹ,ĐàiLoanăncắpngôivươngbándẫncủaMỹkq trận inter nhưng một số chuyên gia không đồng tình.

Trong cuộc phỏng vấn tuần trước với Bloomberg, cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố Đài Loan (Trung Quốc) đã "lấy mất 100%" ngành kinh doanh chip của Mỹ. Ông nói thêm: “Đáng lẽ chúng ta không bao giờ nên để điều đó xảy ra".

Nhưng sự thật có đúng như vậy? Một số chuyên gia trong ngành nói với CNN rằng, Đài Loan không hề "lấy mất" mà đã phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình một cách tự nhiên, công bằng thông qua sự kết hợp giữa tầm nhìn xa, nỗ lực và đầu tư.

Trẻ em Đài Loan hầu như đều biết tới danh tiếng của huyền thoại bán dẫn Morris Chang, một người Mỹ gốc Hoa 93 tuổi, đã thành lập Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) vào năm 1987 ở tuổi 55 sau một thời gian dài làm việc trong ngành này ở Mỹ.

Vào thời điểm trước đó, các công ty dẫn đầu ngành là Intel, Motorola và Texas Instruments, nơi ông Chang từng làm tới chức Phó chủ tịch phụ trách bán dẫn. Nhưng khi thành lập TSMC, ông Chang đã nghĩ đến một mô hình kinh doanh hoàn toàn khác, mang tính cách mạng.

Chúng tôi không có thế mạnh về nghiên cứu và phát triển (R&D), hoặc thậm chí là rất ít. Chúng tôi không có thế mạnh về thiết kế mạch. Chúng tôi có rất ít thế mạnh về bán hàng và tiếp thị, và chúng tôi gần như không có thế mạnh về sở hữu trí tuệ. Sức mạnh khả dĩ duy nhất mà Đài Loan có, và thậm chí đó là một sức mạnh tiềm năng, không phải là sức mạnh rõ ràng, là sản xuất chất bán dẫn",  ông kể lại trong một dự án lịch sử năm 2007 của Bảo tàng Lịch sử Máy tính ở Mountain View, California.

Tỷ phú Morris Chang, Chủ tịch và người sáng lập TSMC, tại Tân Trúc, Đài Loan, năm 2017. (Ảnh: Getty)

Tỷ phú Morris Chang, Chủ tịch và người sáng lập TSMC, tại Tân Trúc, Đài Loan, năm 2017. (Ảnh: Getty)

Do đó, ý tưởng về một “xưởng đúc thuần túy” tập trung sản xuất chất bán dẫn theo thiết kế do khách hàng cung cấp đã ra đời. Mô hình này từng vấp phải sự phản đối, khi việc có cả khả năng thiết kế và sản xuất nội bộ là tiêu chuẩn trong ngành. Tuy nhiên, chính tầm nhìn về một mô hình như vậy lại đi trước thời đại. 

"Xưởng đúc" chất bán dẫn

Chính cách tiếp cận mới này đã định hình lại cục diện của ngành điện tử toàn cầu và đặt nền móng cho Đài Loan trở thành quốc gia dẫn đầu ngành. Theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn, Đài Loan hiện sản xuất hơn 90% số chip tiên tiến trên thế giới.

Christopher Miller, tác giả cuốn "Cuộc chiến vi mạch” cho biết: “Nhờ đó, TSMC có thể tập trung vào sản xuất và làm rất tốt lĩnh vực này, và quan trọng hơn là họ có thể sản xuất cho nhiều khách hàng khác nhau, điều này sẽ giúp công ty mở rộng quy mô”. 

Theo Miller, quy mô sản xuất là sống còn đối với sự thành công của TSMC vì quy mô càng lớn thì doanh thu càng cao - từ đó có được nguồn vốn cải tiến công nghệ sản xuất chip và giảm chi phí, giúp toàn bộ hoạt động hiệu quả hơn.

Ngày nay, gã khổng lồ công nghệ sở hữu những công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới và có kế hoạch tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này. Tháng 7 năm ngoái, TSMC đã khai trương trung tâm nghiên cứu và phát triển toàn cầu tại trụ sở chính ở Tân Trúc.

Các chuyên gia cho biết mô hình sản xuất theo hợp đồng, thứ mà Đài Loan đã áp dụng trong các lĩnh vực khác như dệt may và điện tử tiêu dùng trước chip, đã hoạt động đặc biệt hiệu quả.

Konrad Young, cựu giám đốc nghiên cứu và phát triển tại TSMC, nói với CNN: “Sự kết hợp giữa các kỹ sư hàng đầu, chi phí lao động tương đối thấp và thời gian làm việc dài đã cải thiện năng suất. Đây là những yếu tố gần như không thể sao chép được". Ngoài ra, hệ sinh thái công nghệ toàn diện của Đài Loan cũng là một thành tố quan trọng khác tạo nên sức mạnh chip của hòn đảo này.

Đài Loan và Mỹ đang xích lại gần nhau?

Khi được CNN hỏi chính quyền Đài Loan sẽ làm gì nếu Washington tạo áp lực để chuyển một số chức năng nghiên cứu và phát triển liên quan đến chip sang Mỹ, nhà lãnh đạo Trác Vinh Thái cho biết họ không có kế hoạch thay đổi chiến lược của mình.

Đài Loan có tài năng công nghệ rất tốt và môi trường phù hợp cho nghiên cứu, phát triển, đầu tư. Chúng tôi tin tưởng rằng việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển các công nghệ tiên tiến ở Đài Loan là lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp”, ông Trác cho hay.

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, ông Trump cũng chỉ ra rằng Đài Loan nên trả tiền quốc phòng cho Washington. Chưa rõ trong trường hợp ông Trump thắng cử, mối quan hệ bán dẫn giữa Mỹ và Đài Loan sẽ ra sao, nhưng gần đây hai bên đã có những bước tiến quan trọng.

Sảnh một nhà máy TSMC đang được xây dựng tại Arizona, Mỹ. (Ảnh: The Republic)

Sảnh một nhà máy TSMC đang được xây dựng tại Arizona, Mỹ. (Ảnh: The Republic)

Căng thẳng dai dẳng ở eo biển Đài Loan đã gây áp lực buộc TSMC phải mở rộng ra bên ngoài hòn đảo để đa dạng hóa cơ sở sản xuất. Trong khi đó tại Mỹ, tình trạng thiếu chip trong đại dịch COVID-19, cũng như tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của ngành do sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, đã tạo ra phong trào kêu gọi khôi phục hoạt động sản xuất chip trong nước.

Năm 2022, Tổng thống Joe Biden ký Đạo luật Khoa học và CHIPS thành luật, nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất chip trong nước, chiếm khoảng 10% nguồn cung toàn cầu, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào Đài Loan và Hàn Quốc đối với những loại chip tiên tiến nhất.

Chính sách thu hút của chính quyền ông Biden, thú vị thay đã thu hút TSMC tới Arizona xây dựng 3 nhà máy, nâng tổng vốn đầu tư vào Mỹ từ 40 tỷ USD lên 65 tỷ USD. Chính phủ Mỹ đã cam kết trợ cấp 6,6 tỷ USD và cho vay 5 tỷ USD để hỗ trợ kế hoạch này.

Thạch Anh(Nguồn: CNN)

分享到: