当前位置:首页 > Cúp C2

【kq marseille】EVN SPC: Giảm sự cố lưới điện

EVN SPC: Giảm sự cố lưới điện
Nhân viên PC Hậu Giang tuyên truyền an toàn điện cho người dân

Bên cạnh ảnh hưởng từ những điều kiện tự nhiên như giông,ảmsựcốlướiđiệkq marseille lốc xoáy, sét đánh vào đường dây dẫn điện; lũ làm sạt lở đất đá, gây đổ cột điện, đứt dây điện gây mất điện trên diện rộng…, hệ thống điện còn bị tác động do con người gây ra như tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện, trồng cây, thả diều, vật bay, xây công trình dưới lưới điện… Tình trạng cháy, nổ trên đường dây, trụ điện, trạm biến áp… ngoài trời gây sự cố mất điện trên diện rộng, làm thiệt hại về kinh tế và tính mạng con người. Từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước đã xảy ra hơn 300 vụ cháy, nổ tại các trạm biến áp, cột điện, đường dây dẫn điện ngoài trời… gây ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp và người dân.

Để hạn chế thấp nhất các sự cố, EVN SPC đã chủ động triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn lưới điện. Theo đó, EVN SPC chỉ đạo điện lực địa phương đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ), nhất là trong mùa mưa bão. Công ty điện lực tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ HLATLĐ. Trong đó, chú trọng tuyên truyền các hành vi vi phạm HLATLĐ và các biện pháp phòng tránh tai nạn điện, kết hợp tuyên truyền vận động người dân tiết kiệm điện và sử dụng điện an toàn. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện các vị trí có nguy cơ mất an toàn; phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.

Năm 2017, EVN SPC đặt mục tiêu: Giảm 50% số vụ sự cố điện trên lưới điện 110kV và 30% số vụ sự cố trên lưới điện 220kV so với năm 2016; phấn đấu không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng.

Các điện lực địa phương cũng tập trung triển khai kế hoạch cải tạo, sửa chữa và nâng cấp lưới điện theo Đề án Quản lý kỹ thuật, giảm sự cố lưới điện của tổng công ty. Trong đó, nâng tĩnh không pha - đất đối với các tuyến đường dây 110kV đi qua rừng, khu vực trồng cây cao su, cây ăn trái có tĩnh không thấp; bọc hóa lưới điện 220kV đi qua khu vực đông dân cư, khu vực trồng nhiều cây xanh; tiến hành phát quang hành lang, nâng độ cao tĩnh không đối với các vị trí đường dây cao áp giao chéo với công trình đường giao thông theo quy định của ngành giao thông; lắp đặt, sửa chữa các biển báo hiệu tại các vị trí giao chéo giữa đường dây 110kV với đường thủy nội địa.

Công ty Lưới điện cao thế miền Nam lập thủ tục đền bù để chặt hạ cây cao su ngoài hành lang có nguy cơ ngã đổ vào lưới điện 110kV, nhất là trên địa bàn các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Cùng đó, các đơn vị thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát, ngăn ngừa, xử lý các trường hợp vi phạm HLATLĐ đối với cá nhân, tổ chức dựng biển hiệu, biển quảng cáo... có nguy cơ ngã đổ vào lưới điện; cáp thông tin, cáp viễn thông, lưới điện hạ áp.

分享到: