当前位置:首页 > Cúp C1

【soi kèo pachuca hôm nay】Quy định xóa nợ thuế đối với trường hợp doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất tích

Hướng dẫn xóa nợ thuế trong trường hợp tạm hoãn xuất cảnh và chuyển nhượng góp vốn TPHCM: Xóa nợ chậm nộp thuế cho trên 30 doanh nghiệp
Quy định xóa nợ thuế đối với trường hợp doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất tích
Công chức Hải quan Đồng Nai hướng dẫn thủ tục cho DN. Ảnh: N.H

Đề xuất cụ thể

Theo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, hiện nay, một số DN NK là máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định và NK nguyên liệu, vật tư để phục vụ dự án sản xuất theo loại hình gia công, sản xuất hàng XK hoặc DN chế xuất thuộc đối tượng miễn thuế hoặc không chịu thuế NK và thuế GTGT, sau thời gian hoạt động (có trường hợp trên 10 năm) vì nhiều lý do DN đã bỏ trốn, mất tích hoặc ngưng hoạt động. Các DN này trong giai đoạn đầu tư ban đầu, thường NK máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định và hưởng ưu đãi, trong đó có ưu đãi là miễn thuế NK và không chịu thuế GTGT. Trong đó, đối với số máy móc, thiết bị này phần lớn các DN đã khấu hao hết, giá trị sử dụng còn lại không còn. Tuy nhiên, do DN đã bỏ trốn, mất tích hoặc ngưng hoạt động nên cơ quan Hải quan không thể làm việc với DN để xử lý số máy móc, thiết bị này.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho rằng, Luật Quản lý thuế mới chỉ quy định xóa nợ đối với 2 trường hợp: các DN bị tòa án tuyên bố phá sản hoặc các khoản nợ mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo Điều 125 Luật Quản lý thuế và các khoản ng tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho rằng, đối với trường hợp xóa nợ thứ 2 thì phải thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện: cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế và là các khoản nợ đã quá 10 năm. Trong khi đó, hiện doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất tích, ngưng hoạt động, cơ quan Hải quan không thể tự động tính toán số nợ trên hàng hóa NK đã quá lâu, do vướng mắc về trị giá tính thuế (do trị giá đã khấu hao hết, hàng không còn giá trị sử dụng) để ấn định thuế, đồng thời DN đã bỏ trốn, mất tích nên cũng không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế. Như vậy, mặc dù hàng hóa NK đã trên 10 năm, không còn giá trị sử dụng, cơ quan Hải quan vẫn không thể thực hiện xóa nợ theo Luật Quản lý thuế.

Mặc dù ngày 27/2/2023 Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1631/TXNK-DTQLT hướng dẫn Cục Hải quan Đồng Nai thực hiện nhưng hướng dẫn này vẫn chưa thể thực hiện được. Cụ thể, khi cơ quan Hải quan tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp theo điểm b khoản 10 Điều 13 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT- BTC của Bộ Tài chính thì sẽ tính số tiền thuế nợ đối với trường hợp này sẽ là không đồng, vì trị giá tính thuế đối với hàng hóa có thời gian sử dụng trên 10 năm, thông thường là đã khấu hao hết giá trị máy móc. Vì vậy, nếu có tính thuế thì cũng không có ý nghĩa và rườm rà thêm thủ tục.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai kiến nghị cần bổ sung quy định cụ thể hơn tại Điều 85 Luật Quản lý thuế trong trường hợp được xóa nợ thuế là hàng hóa NK trên 10 năm thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư mà người nộp thuế bỏ trốn, mất tích, ngưng hoạt động, cơ quan Hải quan đã truy tìm theo Luật nhưng không được.

Ngoài ra, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đề nghị sửa đổi Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC và khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC hướng dẫn giá tính thuế đối với trường hợp hàng hóa NK trên 10 năm, thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư mà người NK bỏ trốn, mất tích, ngưng hoạt động là 0% trị giá khai báo tại thời điểm NK.

Trả lời, hướng dẫn chi tiết

Trả lời và hướng dẫn các vướng mắc trên, Tổng cục Hải quan cho biết: tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định: “Đối với hàng hóa XNK thuộc đổi tượng không chịu thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế thì phải khai tờ khai hải quan quan mới…”.

Ngoài ra, tại điểm k khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế đối với trường hợp: “Hàng hóa NK thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế nhưng người khai thuế tự ý thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa không kê khai, nộp thuế trên tờ khai hải quan mới theo quy định của pháp luật”.

Cũng tại điểm d khoản 1 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT- BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC đã hướng dẫn cụ thể việc kê khai nộp thuế, tiền phạt theo quy định.

Khoản 3 Điều 124 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định: “Người nộp thuế có tiền thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn” thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Điều 125 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành| chính về quản lý thuế.

Đối với kiến nghị bổ sung trường hợp được xóa nợ thuế là hàng hóa NK trên 10 năm thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư mà người nộp thuế bỏ trốn, mất tích, ngưng hoạt động, cơ quan Hải quan đã truy tìm theo Luật nhưng không được, theo Tổng cục Hải quan, người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn thì cơ quan Hải quan sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế (Điều 124, Điều 125) trong đó có biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên. Số tiền bán đấu giá sẽ được nộp NSNN theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Hàng hóa NK của các dự án đầu tư đã qua sử dụng trên 10 năm mặc dù hết khấu hao nhưng khi thanh lý thì vẫn có giá trị trên thực tế. Do đó, kiến nghị bổ sung trường hợp được xóa nợ thuế là hàng hóa NK trên 10 năm thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư mà người nộp thuế bỏ trốn, mất tích, ngưng hoạt động là không phù hợp.

Đối với kiến nghị hướng dẫn giá tính thuế đối với trường hợp hàng hóa NK trên 10 năm, thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư mà người NK bỏ trốn, mất tích, ngưng hoạt động là 0% trị giá khai báo tại thời điểm NK, Tổng cục Hải quan cho rằng, hàng hóa là máy móc, thiết bị NK miễn thuế nhưng không được tiếp tục sử dụng vào mục đích miễn thuế do người nộp thuế bỏ trốn, cơ quan Hải quan kiểm tra phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa NK ban đầu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Do vậy, kiến nghị hướng dẫn giá tính thuế đối với trường hợp hàng hóa NK trên 10 năm, thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư mà người NK bỏ trốn, mất tích, ngưng hoạt động là 0% trị giá khai báo tại thời điểm NK là không phù hợp.

分享到: