Đây là quan điểm được nhấn mạnh trong báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế của Đại dịch Covid-19 và các gói kích thích kinh tế của Chính phủ đối với nền kinh tế Việt Nam năm 2020”,óikíchthíchkinhtếKhôngnêncứucácdoanhnghiệpyếukékeo toi nay do Viện Kinh tế Việt Nam và Viện Konrad-Adenauer phối hợp thực hiện, công bố ngày 2/12.
Ưu tiên giải cứu các DN có tiềm năng
Theo PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Việt Nam được xem là có triển vọng kinh tế sáng sủa nhất trong khu vực ASEAN với dự báo tăng trưởng trung bình 2,7% trong năm 2020 và khoảng 7,7% trong năm 2021. Trong đó, xu hướng hoạt động của doanh nghiệp (DN) và tốt dần lên trong tháng 10 và 11.
Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy kế hoạch của DN trong thời gian diễn ra đại dịch từ nay đến hết năm 2021 (giả định Việt Nam và các nước đối tác kinh tế quan trọng đã về cơ bản kiểm soát được dịch bệnh do khả năng tiêm diện rộng vắc xin trong quý II – III/2021) khá đa dạng, song xu hướng tái cơ cấu hoạt động và chuyển đổi số là tương đối rõ. Đây là xu thế rất đáng khích lệ, tuy vậy, số DN chưa có kế hoạch cụ thể tương đối cao, thể hiện nhiều DN vẫn còn lúng túng, chưa xác định được đường hướng kinh doanh cho đến hết năm 2021.
Bên cạnh nhiều lĩnh vực thiệt hại nặng nề do dịch bệnh như hàng không, du lịch, vận tải, nhà hàng khách sạn, báo cáo cũng cho thấy nhiều nhóm DN hưởng lợi từ dịch Covid-19 như dịch vụ game, phần mềm, bảo hiểm, thương mại điện tử… Đơn cử như trong thời gian dãn cách, VNPT E-learning tăng trưởng truy cập gấp 4 lần (5 triệu), Viettel Study đạt 41 triệu lượt truy cập trong 1 tháng.
Trước tình hình dịch bệnh tuy được kiểm soát ở Việt Nam song nguy cơ tái diễn vẫn còn và trên thế giới, dịch bệnh có xu hướng xấu đi, báo cáo đã đưa ra một số định hướng ứng phó đại dịch và kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong đó, kiềm chế và dập tắt đại dịch tối đa là điều kiện tiên quyết để thành công trong hồi phục kinh tế.
Về các chương trình hỗ trợ, TS Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng các gói kích thích kinh tế không phải là thuốc thần và không thể cứu hết DN gặp khó khăn, nhất là khi nguồn ngân sách hữu hiệu tương đối hạn chế trong tình hình dịch bệnh còn rất phức tạp, khó lường. Chính vì vậy, chỉ có thể cứu được một số DN theo các tiêu chí hợp lý về mặt kinh tế và thực tiễn tối đa, bảo đảm minh bạch, công bằng và thực thi cao.
Mục tiêu của các gói kích thích là không nên cứu các DN yếu kém để sau đó tạo ra gánh nợ cho nền kinh tế (đây cũng là đề xuất của nhiều DN) mà chỉ nên tập trung ưu tiên vào giải cứu, hỗ trợ các DN có triển vọng tăng trưởng cao, dài hạn. Mức độ, ngành hàng thuộc diện giải cứu cần tính đến mức độ hưởng lợi, thiệt hại từ đại dịch như nhựa, đạm ure, cao su thành phẩm, sản xuất – dịch vụ y tế…
Quy định pháp luật linh hoạt, hữu hiệu cho "thời chiến"
Việc thiết kế các gói chính sách hỗ trợ/giải cứu DN cần được đặt trong bối cảnh mới (chiến tranh thương mại, thực hiện các FTA…), từ đó có chiến lược và chiến thuật cụ thể và theo lộ trình, kịch bản cụ thể, tính đến đầy đủ các phương án tiếp tục hỗ trợ, tăng cường hay “rút lui” thích hợp.
Cách thức, dung lượng hỗ trợ DN lớn trong nước tùy thuộc vào mức độ sở hữu nhà nước, chức năng/mức độ hoạt động công ích, mức độ trầm trọng/khó khăn trong kinh doanh, tiềm lực và mức độ ảnh hưởng kinh tế, nhất là người lao động của từng DN. Việc Nhà nước mua lại cổ phần của các hãng có khả năng hồi phục nhanh khi đại dịch được kiểm soát là một lựa chọn đáng lưu ý (như trường hợp giải cứu Vietnam’s Airlines) trong các cách thức hỗ trợ DN. Có thể kết hợp các cách thức hỗ trợ khác nhau với dung lượng chuyên biệt cho từng DN.
Ý chí “chống dịch như chống giặc” và nỗ lực đạt mục tiêu kép khó có thể phát huy hữu hiệu nếu như không có những quy định pháp luật linh hoạt, hữu hiệu áp dụng cho “thời chiến”. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần phải có định hướng chỉnh sửa, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan, như: điều chỉnh, hủy bỏ hay hoãn áp dụng một số điều luật/quy định trong trường hợp khẩn cấp (ví dụ, ngưỡng nợ công). Việc đặc cách cứu trợ Vietnam Airlines là một ví dụ ban đầu về tính linh hoạt trong hỗ trợ DN hiện nay.
Đối với quá trình chuyển đổi số, mặc dù đại dịch là cú huých quan trọng ban đầu, song chuyển đổi số không hề dễ dàng do nhiều nguyên nhân. Thậm chí, khi dịch được kiểm soát thì sức ép chuyển đổi số có thể chùng xuống. Do vậy, cần hỗ trợ phát triển dài hạn, đủ liều đối với các DN công nghệ số bất kể là gặp khó khăn hay không để tạo cú huých chuyển đổi, tái cơ cấu đủ mạnh trong thời gian đủ dài cho các DN nhóm này. Mức độ thành công của chuyển đổi số còn phụ thuộc vào mức độ đảm bảo an ninh, an toàn mạng, sở hữu trí tuệ, chất lượng nguồn nhân lực, tính hiệu quả, hiệu lực của hệ thống các quy định về thuế đối với phát triển nền tảng số. Do đó, khung pháp lý về các vấn đề này cần sớm được hoàn thiện.
Dương An
顶: 1211踩: 97678
【keo toi nay】Gói kích thích kinh tế: Không nên cứu các doanh nghiệp yếu kém
人参与 | 时间:2025-01-10 22:03:48
相关文章
- Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- Cụ ông 85 tuổi tay không đuổi cướp
- Cần Thơ: Giám sát việc thực hiện quy định phòng, chống tác hại thuốc lá tại trường học
- Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh
- Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- Hội Xuất bản Việt Nam trao 500 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị bão lụt
- Bệnh nhân thứ 994 ở Hà Nội có 2 lần âm tính với SARS
- Hỗ trợ 200 triệu đồng cho đồng bào vùng lũ Yên Bái
- Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- Mang niềm vui và sức khỏe đến với người nghèo ở Quảng Ngãi
评论专区