当前位置:首页 > Thể thao

【câu lạc bộ lens】Đại biểu Quốc hội: Cần có danh hiệu “Chiến sĩ diệt tham nhũng”

dai bieu quoc hoi can co danh hieu chien si diet tham nhung

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên thảo luận về dự thảo Luật phòng,ĐạibiểuQuốchộiCầncódanhhiệuChiếnsĩdiệtthamnhũcâu lạc bộ lens chống tham nhũng (sửa đổi) ngày 13/6. Ảnh: Quochoi.vn.

Hình thành cơ quan độc lập chống tham nhũng?

Đại biểu Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) cho rằng: Quốc hội cho ý kiến sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trong bối cảnh Đảng đang quyết tâm phòng và loại trừ tham nhũng.

“Cử tri, nhân dân mong muốn phải cương quyết, kiên trì tiêu diệt tham nhũng, phải xử lý nghiêm minh, thu hồi tài sản có được từ tham nhũng. Cử tri có đề xuất đối với giặc tham nhũng phải tiêu diệt”- đại biểu đoàn Ninh Thuận nói.

Đại biểu Nguyễn Bắc Việt đóng góp ý kiến: Thứ nhất, về tên luật, nên nghe ý kiến của cử tri và nhân dân, lấy tên luật là Luật phòng, trừ tham nhũng để thể hiện quyết tâm tiêu diệt tham nhũng.

Thứ hai, về phát hiện tham nhũng, cần bổ sung việc phát hiện tham nhũng đối với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tức là đối với tổ chức Đảng và đối với nhân dân.

“Trong luật chỉ nói đến xử lý vi phạm, nói về khen thưởng đối với những người có thành tích trong phòng, chống tham nhũng có nêu ở Điều 76 nhưng chưa rõ. Trong chống Mỹ ta có danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ thì bây giờ có danh hiệu Dũng sĩ diệt tham nhũng, mạnh dạn thể hiện quyết tâm của Đảng và chúng ta mong muốn phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc chiến này”- đại biểu Nguyễn Bắc Việt góp ý.

Liên quan đến vấn đề kiểm soát tài sản, đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) cho rằng: Kiểm soát tài sản, thu nhập được quy định tại Điều 32 của dự thảo luật. Điều 32 của dự thảo luật xây dựng hai phương án về vấn đề này nhưng dữ liệu để so sánh hai phương án là không đồng nhất. Phạm vi các chủ thể có thẩm quyền kiểm soát và đối tượng của hoạt động kiểm soát được đề cập trong từng phương án khác nhau rõ rệt dẫn đến việc rất khó khăn để đánh giá về từng phương án hay nói cách khác là không có cơ sở để so sánh và đưa ra quan điểm lựa chọn.

Đại biểu phân tích: Phương án 1, cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản thu nhập không xuất hiện giả thiết về các cơ quan đặc thù như Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị -xã hội như nêu tại phương án 2.

“Về đối tượng chịu sự kiểm soát tài sản thu nhập không đề cập đến người đại diện phần vốn nhà nước nêu tại khoản 1, khoản 2 và đại biểu Quốc hội chuyên trách nêu tại khoản 6 như ở phương án 2. Nếu giải thích theo hướng quy vào thẩm quyền quản lý của Thanh tra Chính phủ tại khoản 1 của phương án 1 càng không phù hợp với phạm vi thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ theo quy định tại Điều 15 của Luật Thanh tra”- đại biểu là Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nói.

Ngược lại, trong phương án 2, tuy nêu khá đầy đủ, rành mạch các nhóm chủ thể và tương đối phù hợp với cơ cấu, tổ chức, hệ thống chính trị hiện nay. Nhưng đồng thời sử dụng biện pháp loại trừ để khu biệt từng nhóm đối tượng, chịu sự kiểm soát của từng cơ quan nhưng việc quy định tại khoản 7 về cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6, khiến tính minh bạch của các điều khoản trước đó rơi vào bế tắc, vì không định hình nổi đây là cơ quan, tổ chức nào.

Từ phân tích như trên, đại biểu cho rằng có ba khả năng để xem xét: Thứ nhất, phương án tích hợp thẩm quyền tập trung vào hệ thống cơ quan thanh tra; Thứ hai, phương án phân quyền cho nhiều cơ quan tương tự như phương án 2 theo đề xuất của Chính phủ; Phương án khác có thể xem xét là hình thành một cơ quan độc lập chuyên trách.

Quản lý chặt nguồn thu nhập

Tranh luận về vấn đề chứng minh tài sản không do tham nhũng, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) nhấn mạnh: Hầu hết thu nhập cá nhân hiện nay từ lương, thưởng, buôn bán, trúng vé số, cho, tặng, thừa kế những tài sản lớn đều phải kê khai thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân, hiện nay, được quản lý rất khoa học, chính xác. Vậy tại sao không yêu cầu có thêm một điều kiện phải khai thuế thu nhập cá nhân của tất cả các vị ở vị trí có khả năng tham nhũng hàng năm bổ sung vào Điều 38 dự thảo luật.

“Nếu biết con số cụ thể này thì người dân cũng như các cơ quan chức năng có thể dễ dàng giám sát, theo dõi, không có lý do gì mà thu nhập thuế cá nhân một năm chỉ có khoảng 1 đến 2 triệu mà người đấy vẫn có thể mua được nhà, xe. Chính vì vậy, tôi rất mong muốn chúng ta có thêm một điều khoản quy định rõ ràng các vị trí có nguy cơ tham nhũng thì chúng ta cần phải kê khai thuế thu nhập cá nhân và công khai cho tất cả cử tri cũng như cơ quan giám sát được biết”- đại biểu đề nghị.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) góp ý về mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài nhà nước tức là khu vực tư.

Đại biểu cho rằng, trước đây khi nói hành vi tham nhũng quan niệm thường chỉ là hành vi của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước có hành vi chiếm đoạt, vụ lợi với tài sản nhà nước mà ít ai cho rằng hành vi của một giám đốc DN cổ phần, mà không có phần vốn góp nhà nước chiếm đoạt tài sản DN cũng là hành vi tham nhũng.

Do đó, đại biểu nêu quan điểm, đến lúc cần thay đổi quan niệm vấn đề này vì lý tham nhũng trong khu vực tư diễn ra nghiêm trọng, phức tạp làm méo mó môi trường kinh doanh, làm suy yếu sự cạnh tranh lành mạnh giữa các DN; tham nhũng trong khu vực tư không chỉ xâm phạm hoạt động đúng đắn của các tổ chức, DN trong khu vực tư mà còn ảnh hưởng đến khu vực công...

分享到: