Đây là phát biểu của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường tại hội thảo tham vấn dự thảo Thông tư quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan có sự phối hợp tổ chức của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID),ạothuậnlợithươngmạithôngquacôngkhaicáctiêuchíphânloạidoanhnghiệkết quả giải vô địch quốc gia áo diễn ra trong hai ngày 29 và 30/7/2019, tại Hà Nội.
Phân loại tuân thủ của DN thành 9 hạng
Đề cập đến tầm quan trọng của việc xây dựng thông tư, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường cho biết, công tác quản lý rủi ro (QLRR) của ngành Hải quan đã có những bước phát triển nhanh chóng, tạo nền tảng quan trọng cho sự đột phá trong cải cách, điện tử hóa, tự động hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK).
Đến nay, hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) đã được triển khai tại 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, với 100% quy trình thủ tục được tự động hóa và hơn 99,65% DN tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử…
Nhờ điện tử hóa nhiều khâu thủ tục, giảm bớt thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, giúp DN rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giao hàng kịp thời cho đối tác, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ hải quan và DN, ngăn chặn tiêu cực có thể xảy ra.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai công tác QLRR của ngành Hải quan, còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, cụ thể: các quy định về QLRR đang được quy định tại nhiều văn bản; một số hoạt động nghiệp vụ hải quan chưa áp dụng QLRR; hạn chế về chất lượng đánh giá và quản lý DN tuân thủ dẫn đến việc áp dụng kết quả đánh giá tuân thủ trong quản lý hải quan còn mờ nhạt, chưa đáp ứng được các yêu cầu tạo thuận lợi trong hoạt động XNK; chất lượng hiệu quả áp dụng QLRR chưa cao.
Hơn nữa, để nâng cao tính minh bạch của cơ quan nhà nước, Nghị quyết 19-2017/NQ-CP cũng chỉ đạo “công khai các tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ DN”.
Nhằm khắc phục các hạn chế bất cập nêu trên, ông Hoàng Việt Cường nhấn mạnh, việc xây dựng thông tư quy định về QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là cần thiết, đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất các quy định về quản lý rủi ro, phù hợp yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho DN XNK và công tác kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong quản lý hoạt động XNK, xuất nhập cảnh của cơ quan hải quan.
Ông Bùi Thái Quang nêu những điểm quan trọng của dự thảo thông tư lấy ý kiến của DN. Ảnh: Hải Anh |
Tại hội nghị, ông Bùi Thái Quang - Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro hải quan (Tổng cục Hải quan) đã trình bày những nội dung cốt lõi tại dự thảo thông tư và những mong muốn của cơ quan hải quan đối với sự góp ý của cộng đồng DN.
Ông Quang cho hay, Tổng cục Hải quan cũng đã nhiều lần tổ chức lấy ý kiến các đơn vị trong và ngoài ngành; trên cơ sở ý kiến tham gia, tiếp thu, giải trình và chỉnh sửa hoàn thiện dự thảo. Tại dự thảo thông tư đưa ra lấy ý kiến DN lần này có những bổ sung quan trọng như đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro thành 5 mức và phân loại mức độ rủi ro thành 9 hạng.
Việc phân loại này nhằm đánh giá người khai hải quan được chính xác hơn; đồng thời qua đó hình thành cơ chế quản lý chặt chẽ và có hiệu quả.
Cơ quan hải quan công khai kết quả đánh giá, xếp hạng DN, qua đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hướng đến mục tiêu DN tự tuân thủ pháp luật.
Điểm mới của dự thảo thông tư là cơ quan hải quan xây dựng chương trình tuân thủ quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hải quan đối với việc tự tuân thủ pháp luật của DN (như cung cấp thông tin, tư vấn, giải quyết vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hải quan…).
DN đồng thuận áp dụng QLRR
Tại hội thảo, Giám đốc Dự án tạo thuận lợi thương mại của USAID - ông Claudio Dordi cho biết, áp dụng QLRR là nền tảng giúp cơ quan hải quan đột phá trong cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, việc ban hành thông tư về QLRR sẽ nâng cao mức độ tuân thủ của DN thông qua minh bạch hóa tiêu chí đánh giá tuân thủ của DN, nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hải quan nhằm thực hiện hiệu quả các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định tự do thương mại.
Ông Claudio Dordi đánh giá cao việc xây dựng thông tư QLRR trong hoạt động hải quan. Ảnh: Hải Anh |
Tại hội thảo, đại diện đến từ các hiệp hội ngành hàng cũng tham gia nhiều ý kiến quan trọng để cơ quan hải quan có thể hoàn thiện các nội dung nêu trong dự thảo thông tư.
Tiêu biểu như đại diện Hiệp hội Cà phê ca cao Viêt Nam và đại diện Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 góp ý, dự thảo thông tư cần nêu bật sự cần thiết và mục tiêu của thông tư cũng như tính hợp chuẩn quốc tế trong các tiêu chí đánh giá DN. Cơ quan hải quan đang chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm nên cần rút ngắn các phần kê khai cung cấp thông tin của DN với cơ quan hải quan. Làm thế nào để DN có thể biết được cơ quan xếp hạng tuân thủ theo tiêu chí cao - trung bình - thấp?...
Bên cạnh đó, đại diện Hiệp hội Dược, Hiệp hội Lâm sản và một số DN sản xuất ô tô, DN giao nhận hàng hóa cũng đưa ra ý kiến mong muốn cơ quan hải quan có thêm điều khoản về mục tiêu lợi ích của thông tư; cơ chế trao đổi thông tin, tham vấn giữa cơ quan hải quan – DN, nhằm tránh trường hợp DN bị rơi vào xếp hạng thấp mà không biết lý do để giải trình với cơ quan hải quan, làm ảnh hưởng đến hoạt động; tính bảo mật thông tin hoạt động của DN…
Tại hội nghị, ông Hoàng Việt Cường cho hay, Tổng cục Hải quan tiếp thu ý kiến từ phía DN. Mặt khác, sau hội thảo này, cộng đồng DN có thể tham gia thêm các ý kiến bằng văn bản một cách chi tiết, đầy đủ, cơ quan hải quan sẽ tiếp thu, sửa đổi dự thảo thông tư phù hợp với thực tiễn./.
Ngọc Linh