【ty sô truc tuyen】Dự thảo thông tư về cửa hàng tiện lợi và hạ tầng thương mại: Vụ thị trường trong nước nói gì?
作者:Nhà cái uy tín 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 15:22:57 评论数:
Bộ Công Thương giải đáp về cửa hàng tiện lợi và Thông tư quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại Bí quyết thành công của các cửa hàng tiện lợi trên thế giới Vụ Thị trường trong nước thông tin về cửa hàng tiện lợi và một số vấn đề cách hiểu khác nhau |
Hướng dẫn,ựthảothôngtưvềcửahàngtiệnlợivàhạtầngthươngmạiVụthịtrườngtrongnướcnóigìty sô truc tuyen định hướng phát triển các loại hình hạ tầng thương mại
Dự thảo Thông tư quy định về phân loại và quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại (gọi tắt là dự thảo thông tư) đang được lấy ý kiến để hoàn thiện. Vậy mục đích, quan điểm đặt ra khi xây dựng dự thảo thông tư là gì?
Sau khi Quyết định số 1371/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại (Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ) ra đời, hệ thống siêu thị đã có sự phát triển vượt bậc, hoạt động với nhiều quy mô khác nhau.
Bà Lê Việt Nga |
Giai đoạn 2010-2021, số lượng siêu thị, trung tâm thương mại tăng nhanh: Từ 567 siêu thị, 95 trung tâm thương mại (năm 2010) lên 1.167 siêu thị và 254 trung tâm thương mại (năm 2021). Tốc độ phát triển của 2 loại hình này cao hơn nhiều so với tốc độ phát triển của chợ: bình quân giai đoạn 2010-2021, siêu thị tăng 10,6%; trung tâm thương mại tăng 16,7%. Đặc biệt, số lượng cửa hàng tiện lợi của các chuỗi những năm gần đây tăng lên nhanh chóng. Tính đến nay, số lượng siêu thị tăng 89% so với năm 2005, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, theo hướng văn minh hiện đại.
Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã đặt ra mục tiêu, đến năm 2030, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ hiện đại (như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng hội viên dạng nhà kho) chiếm khoảng 38% - 42% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nền kinh tế. Vì vậy, việc phát triển và quản lý các loại hình hạ tầng thương mại trong thời gian tới đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện Chiến lược phát triển thương mại nêu trên.
Tuy nhiên, tới nay Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM đã bộc lộ nhiều hạn chế và có nhiều ý kiến đề xuất xây dựng văn bản thay thế.
Việc ban hành văn bản thay thế Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đồng thời cũng giúp người tiêu dùng nhận biết, phân biệt các loại hình bán lẻ đang phát triển mạnh ở nước ta; đồng thời ngăn chặn tình trạng lạm dụng trong việc gọi và đặt tên, treo biển (tự phong). Qua đó, nhằm tạo sự thống nhất trong công tác quy hoạch và quản lý giữa các cấp, các địa phương cũng như định hướng đối với những cơ sở sẽ ra đời, giúp khách hàng trong nước hiểu đúng về từng loại hình bên cạnh các quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, mục đích, quan điểm khi xây dựng dự thảo Thông tư còn nhằm, thứ nhất, góp phần phát triển các loại hình hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Thứ hai,các quy định trong dự thảo Thông tư không chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định pháp luật khác. Nội dung quy định tại Thông tư không phát sinh thủ tục hành chính, điền kiện đầu tư, kinh doanh mà giúp hướng dẫn định hướng trong phát triển các loại hình hạ tầng thương mại.
Thứ ba,Dự thảo Thông tư được xây dựng trên cơ sở quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Vì vậy, cần đảm bảo dự thảo Thông tư cập nhật được các quy định mới.
Thứ tư,giải quyết các bất cập của Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho địa phương trong công tác phát triển và quản lý các loại hình hạ tầng thương mại.
Thứ năm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và thi hành các quy định của pháp luật đối với công tác phát triển, quản lý các loại hình hạ tầng thương mại.
Các tiêu chí không phù hợp sẽ được xem xét, bãi bỏ
Khi xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật thì điều doanh nghiệp lo ngại nhất chính là phát sinh thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh. Vậy Thông tư này có gây phát sinh thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp hay không, thưa bà?
Như đã đề cập ở trên, quan điểm khi xây dựng dự thảo Thông tư là không phát sinh thủ tục hành chính, điền kiện đầu tư, kinh doanh.
Do đó, các quy định phát sinh thủ tục hành chính tại Quyết định số 1371/2004/QĐ-BCT đã được chúng tôi rà soát, bãi bỏ.
Cụ thể: bỏ quy định về phê duyệt nội quy của Sở Thương mại (nay là Sở Công Thương) tại khoản 4, Điều 8, Quyết định 1371/2004/QĐ-BCT.
Về điều kiện kinh doanh, trên cơ sở các ý kiến góp ý, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, tránh để phát sinh các quy định có thể gây hiểu nhầm là điều kiện đầu tư kinh doanh, nhằm bảo đảm đúng mục đích, quan điểm như đã đề ra là Nội dung quy định tại Thông tư không phát sinh thủ tục hành chính, điền kiện đầu tư, kinh doanh.
Quan điểm của Bộ Công Thương khi xây dựng dự thảo Thông tư là không phát sinh thủ tục hành chính, điền kiện đầu tư, kinh doanh |
Được biết, dự thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến góp ý của các đơn vị, các chuyên gia… Trong đó quy định về cửa hàng tiện lợi được quan tâm. Đặc biệt, dư luận băn khoăn về mục 6, điều 5, Chương III quy định về tiêu chí cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tiện lợi, trung tâm outlet: “Đối tượng phục vụ chủ yếu là khách mua hàng trong phạm vi bán kính dưới 500m”. Xin bà giải thích rõ hơn về tiêu chí này?
Quy định về cửa hàng tiện lợi được dự thảo trên cơ sở nghiên cứu tài liệu của một số nước và nghiên cứu của chuyên gia trong nước về cửa hàng tiện lợi.
Theo đó, Quy định “Đối tượng phục vụ chủ yếu là khách mua hàng trong phạm vi bán kính dưới 500m” tại dự thảo Thông tư (Điều 5. Tiêu chí cửa hàng tiện lợi) không cấm hay hạn chế đối tượng phục vụ/khách mua của loại hình cửa hàng tiện lợi như ý kiến phản ánh trên báo chí cũng như “cách hiểu” của một số chuyên gia. Tiêu chí này nhằm thể hiện tính tiện lợi về khoảng cách cho người mua hàng, đồng thời làm cơ sở cho các địa phương tham khảo trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.
Như đã nói ở trên, hiện nay, vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư. Một số ý kiến phản ánh qua báo chí cũng phù hợp với ý kiến góp ý của một số địa phương và Tổ soạn thảo đang trong quá trình tiếp thu, chỉnh sửa. Chúng tôi trân trọng cám ơn các cơ quan báo chí đã giúp chuyển tải Dự thảo Thông tư để các tổ chức/cá nhân quan tâm, đóng góp ý kiến. Một số ý kiến phản ánh qua báo chí cũng phù hợp với ý kiến góp ý của một số địa phương và Tổ soạn thảo đang trong quá trình tiếp thu, chỉnh sửa.
Hiện nay, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện, các tiêu chí không phù hợp sẽ được xem xét, bãi bỏ. Cùng với ý kiến của các tổ chức, cá nhân, tới đây, Tổ soạn thảo cũng sẽ tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia, hiệp hội, các tổ chức liên quan… sau đó sẽ hoàn thiện, báo cáo Lãnh đạo Bộ về việc xem xét ban hành Thông tư theo quy định của pháp luật hoặc bãi bỏ Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM nếu nhiều nội dung không còn phù hợp.
Một vấn đề khác cũng được dư luận đặt câu hỏi chính là tiêu chí: “Biển hiệu phải ghi bằng tiếng Việt Nam là siêu thị, trung tâm thuơng mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng outlet, trung tâm outlet trước tên thương mại hoặc tên riêng do thương nhân tự đặt”… Vậy bà có lý giải gì về quy định này?
Quy định về biển hiệu, tên gọi cũng đã được đề cập tại Quyết định 1371/2004/QĐ-BCT. Tại dự thảo Thông tư, đối với quy định về biển hiệu (Khoản 3, Điều 7) được xây dựng trên cơ sở quy định của Điều 40, Luật Doanh nghiệp và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp), cụ thể:
Điều 40, Luật Doanh nghiệp quy định về "Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh:
“1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.”
Điều 20, Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp quy định về “Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh”
“1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40, Luật Doanh nghiệp
2. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
3. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
4. Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.”
Như vậy một số qui định trong dự thảo thông tư được đề cập để phù hợp với các Luật, nghị định được ban hành trước đó. Tuy nhiên trên cơ sở các góp ý vừa qua, hiện nay chúng tôi đang lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Thông tư và sẽ xem xét các ý kiến góp ý để điều chỉnh cho phù hợp.
Một số kinh nghiệm quốc tế đáng chú ý
Được biết, dự thảo đã tham khảo, sử dụng rất nhiều các mô hình từ các quốc gia lân cận như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản – những quốc gia có hạ tầng thương mại và xu hướng tiêu dùng của người dân có những nét tương đồng nhất định với Việt Nam, đồng thời chỉnh sửa sao cho phù hợp nhất với thị trường nước ta. Xin bà chia sẻ một số điểm đáng lưu ý được tham khảo từ phía bạn để áp dụng cho chúng ta là gì?
Dựa trên các mục tiêu quản lý khác nhau, các quốc gia đã ban hành các quy định quản lý về các loại hình hạ tầng thương mại để phù hợp với mục tiêu đề ra. Qua rà soát kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, Tổ soạn thảo đã nghiên cứu quy định của một số quốc gia lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia… do có đặc điểm tương đồng với Việt Nam về văn hóa, thói quen tiêu dùng cũng như mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo đó, các quốc gia trên đã ban hành một số quy định nhằm xác định, phân loại các loại hình cơ sở bán lẻ, để phục vụ các mục tiêu sau: bảo vệ các nhà bán lẻ quy mô vừa và nhỏ; bảo vệ môi trường; hỗ trợ ngành bán lẻ phát triển; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ví dụ, tại Nhật Bản có Luật ban hành các biện pháp đối với cửa hàng bán lẻ quy mô lớn nhằm bảo vệ môi trường sống (thông qua lần đầu vào tháng 6/1998 và có hiệu lực tới nay) đưa ra các quy định để xác định vị trí, cơ sở vật chất và phương thức hoạt động của các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn (diện tích trên 1000m2) nhằm mục đích giữ gìn môi trường sống của khu vực xung quanh, ngoài ra cũng để bảo vệ các loại hình bán lẻ quy mô vừa và nhỏ.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng có quy định về phân loại các loại hình cửa hàng bán lẻ như: cửa hàng bách hóa, siêu thị tổng hợp, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng trung tâm, cửa hàng dược mỹ phẩm… tại Tiêu chuẩn phân loại các ngành công nghiệp Nhật Bản (sửa đổi lần gần nhất năm 2013) nhằm mục đích đảm bảo tính chính xác và khách quan của số liệu thống kê, phục vụ cho công tác báo cáo, xây dựng chính sách.
Tại Hàn Quốc có Luật Phát triển ngành phân phối (sửa đổi gần nhất năm 2017) cũng đưa ra định nghĩa và cách thức phân loại về các loại hình cửa hàng bán lẻ quy mô lớn (bao gồm siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm và các loại hình có quy mô tương tự). Theo đó, cửa hàng bán lẻ quy mô lớn là một tập hợp các cửa hàng với các gian hàng đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Được đặt tại một hoặc một nhóm các tòa nhà trong đó có ít nhất 2 tòa nhà phải liên kết với nhau.
+ Có hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục.
+ Có tổng diện tích tối thiểu là 3000 m2.
+ Thuộc các tập đoàn lớn (Lotte, Shinsagea, E-Mart, Starfield...).
Cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ bao gồm tất cả các cơ sở bán lẻ có diện tích nhỏ hơn 3000 m2 hoặc các cơ sở bán lẻ có diện tích tích trên 3000 m2 nhưng do một doanh nghiệp vừa và nhỏ quản lý.
Trên cơ sở thống kê, phân loại các loại hình cửa hàng bán lẻ, Chính phủ Hàn Quốc cũng có những quy định, chính sách để nhằm mục đích phát triển cân bằng giữa kênh phân phối hiện đại và truyền thống và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Luật Phát triển ngành phân phối (Distribution Industry Development Act Law) và Luật tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp Vừa-Nhỏ (Act on the Promotion of Collaborative Cooperation between Large Enterprises and Small-Medium Enterprises)
Malaysia cũng đưa ra cách thức phân loại các loại hình bán lẻ như: Đại siêu thị (hypermarket); Trung tâm thương mại (department store); Siêu thị lớn (Superstore); Siêu thị (Super market); Cửa hàng chuyên doanh (Specialty Store) thông qua tiêu chí về diện tích sàn.
Ngoài ra, thông qua phân loại các loại hình cửa hàng bán lẻ nhỏ, Chính phủ Malaysia cũng có Chương trình phát triển cấp quốc gia để hỗ trợ cho các nhà bán lẻ vừa và nhỏ.
Đối với mô hình cửa hàng outlet đã phát triển tại một quốc quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… là điểm nhấn thu hút khách du lịch cũng như đóng góp lớn cho ngành bản lẻ. Tuy nhiên, tại Việt Nam khái niệm cửa hàng outlet, trung tâm outlet còn chưa được đề cập chính thức trong các văn bản quản lý nhà nước, chưa có định nghĩa, tiêu chí nhận biết cụ thể làm căn cứ đưa ra các cơ chế, chính sách, định hướng phát triển. Do vậy, cần nghiên cứu để đưa ra mô hình cửa hàng outlet, trung tâm outlet phù hợp với Việt Nam để thúc đẩy mua sắm, tiêu dùng trong nước, đặc biệt gắn kết du lịch - tiêu dùng.
Sẽ hoàn thiện dự thảo theo hướng nào?
Được biết, Tổ soạn thảo đang nghiêm túc, cầu thị lắng nghe tất cả các ý kiến góp ý của các chuyên gia, các Bộ ngành, cơ quan, đơn vị để chỉnh sửa bản dự thảo, tiếp tục đưa ra lấy ý kiến. Bà có thể bật mí một vài điều đáng lưu ý trong bản dự thảo tiếp theo?
Để bảo đảm tính minh bạch, công khai, dân chủ trong quá trình xây dựng Thông tư theo quy định tại Điều 5, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã có văn bản lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân, cụ thể: Văn phòng Chính phủ, một số bộ/ngành, Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Ủy ban nhân dân, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; một số hiệp hội có liên quan trong đó có Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam; đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, đồng thời đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương để các tổ chức/cá nhân đóng góp ý kiến.
Tới nay, chúng tôi cũng đã nhận được 69 ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư, trong đó có 05 bộ/ngành, 05 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 11 đơn vị thuộc Bộ Công Thương, 48 Sở Công Thương các tỉnh/thành phố. Bộ Công Thương đang đôn đốc các đơn vị, địa phương, hiệp hội khẩn trương gửi ý kiến để tiếp tục tổng hợp, hoàn thiện Dự thảo.
Dự thảo Thông tư sẽ tập trung làm rõ đối tượng, phạm vi áp dụng, việc có được những tiêu chí xác định, nhận dạng đối với các loại hình hạ tầng thương mại mới mà hiện chưa có tiêu chí sẽ tạo điều kiện cho các địa phương trong công tác quy hoạch, triển khai thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, các loại hình mà địa phương cần thu hút tập trung thu hút đầu tư phát triển trong thời gian tới, qua đó sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa theo hướng văn minh hiện đại, đem lại các tiện ích cho người tiêu dùng, nhằm đạt được mục tiêu đặt ra tại Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (đến năm 2030, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ hiện đại (như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng hội viên dạng nhà kho) chiếm khoảng 38% - 42% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nền kinh tế).
Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện, các tiêu chí không phù hợp sẽ được xem xét, bãi bỏ. Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, tránh để phát sinh các quy định có thể gây hiểu nhầm là điều kiện đầu tư kinh doanh. Cùng với ý kiến của các tổ chức, cá nhân, tới đây, Tổ soạn thảo cũng sẽ tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia, hiệp hội, các tổ chức liên quan… trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện, báo cáo Lãnh đạo Bộ về việc xem xét ban hành Thông tư theo quy định của pháp luật hoặc bãi bỏ Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM nếu nhiều nội dung không còn phù hợp.
Xin cảm ơn bà!