搜索

【soi keo halan】Kinh tế biên mậu

发表于 2025-01-26 00:09:37 来源:Empire777

cua khau thanh thuy

Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy,ếbiênmậsoi keo halan Hà Giang.

Một trong những chủ đề của cuộc Hội thảo là phát triển kinh tế biên mậu của Hà Giang. Phóng viên Thời báo Tài chính Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS. Hoàng Xuân Hòa, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương - người đồng chủ trì phiên thảo luận về chủ đề này.

PV:Thưa ông, trên cơ sở nghiên cứu của Ban Kinh tế Trung ương, xin ông cho biết những điều kiện nào để Hà Giang lựa chọn kinh tế biên mậu là một trong những điểm đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh?

TS. Hoàng Xuân Hòa:Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới vùng Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đường biên giới của tỉnh Hà Giang với tổng chiều dài hơn 277 km. Hiện có 1 cặp cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo, 3 cửa khẩu phụ sắp tới sẽ là cửa khẩu quốc gia gồm: Xín Mần, Phó Bảng, Săm Pun và 17 đường mòn, lối mở qua lại trên biên giới.

Hà Giang cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đối với các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ... đảm bảo phục vụ vận tải hành khách và các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp được thuận lợi.
ts nguyen xuan hoa
TS. Hoàng Xuân Hòa

Đến nay, Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy đang trở thành cửa ngõ thông thương giữa Hà Giang với Trung Quốc, từ đó đến các nước trên thế giới, cơ sở hạ tầng cũng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng như các khu liên hợp, khu chế xuất, kho ngoại quan...

Các cửa khẩu phụ như: Săm Pun (huyện Mèo Vạc), Xín Mần (huyện Xín Mần), Phó Bảng (Đồng văn) đã được quy hoạch để đầu tư nâng cấp và công nhận là cửa khẩu quốc gia trong thời gian tới.

Hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc. Hệ thống chợ, đặc biệt là các chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, chợ các xã biên giới đã và đang được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện cho cư dân biên giới trao đổi hàng hoá, thúc đẩy giao lưu kinh tế, dịch vụ, thương mại khu vực nông thôn, củng cố quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái vùng biên trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh Hà Giang có nguồn lao động dồi dào với 76% trong độ tuổi lao động, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú cả về kim loại và phi kim; có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ; có nguồn nguyên liệu nông, lâm sản, cây dược liệu đủ đáp ứng cho công nghiệp chế biến phát triển; có nhiều lợi thế về tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn để phát triển đa dạng các loại hình du lịch... Các lợi thế đó là tiềm năng để Hà Giang thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của tuyến biên giới đất liền đối với phát triển kinh tế - xã hội, bản thân Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã coi việc xây dựng và phát triển cửa khẩu biên giới, kinh tế biên mậu và hội nhập quốc tế là những nội dung quan trọng trong “4 đổi mới, 8 đột phá, 15 chương trình trọng tâm”.

Qua hơn 4 năm triển khai, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới đất liền nói chung và kinh tế biên mậu nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

PV:Theo ông, Hà Giang đã đạt được những kết quả cụ thể gì về hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế biên mậu?

TS. Hoàng Xuân Hòa:Nhìn chung, hoạt động kinh tế biên mậu trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống, xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Hà Giang.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu diễn ra tương đối ổn định, song tập trung chủ yếu tại cửa khẩu Thanh Thủy. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh từ năm 2010 đến 2014 tăng 12,33% (Năm 2010 đạt 195,2 triệu USD, năm 2014 đạt 272,15 triệu USD).

Các mặt hàng của nhân dân các xã biên giới của Việt Nam đem đi giao lưu, trao đổi chủ yếu là các mặt hàng nông lâm sản, cá đông lạnh và các loại hàng tạp hóa như bánh kẹo, xà phòng và các gian hàng ẩm thực của địa phương… thúc đẩy trao đổi hàng hoá và giao lưu kinh tế của người dân hai bên biên giới.

Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy từng bước được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật với tổng vốn đầu tư từ năm 2011-2014 khoảng 141,283 tỷ đồng. Nhìn chung các dự án đã được đầu tư đều đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tăng thu ngân sách tỉnh từ kinh tế cửa khẩu, đưa khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thành khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Giang.

PV:Tuy nhiên, để phát triển kinh tế biên mậu, nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư vẫn cho rằng tỉnh Hà Giang còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Ông nhận định gì về điều này?

TS. Hoàng Xuân Hòa:Đúng vậy! Điều này có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. So với các địa phương trong cả nước, Hà Giang có nhiều yếu tố không thuận lợi về khí hậu, khoảng cách địa lý, địa hình hiểm trở, mạng lưới giao thông chưa phát triển đồng bộ.

Tỉnh Hà Giang cũng chưa xây dựng được một chiến lược với tầm nhìn dài hạn về phát triển kinh tế -xã hội trên tuyến biên giới đất liền của tỉnh. Các cơ chế chính sách do Hà Giang đã ban hành về phát triển kết cấu hạ tầng, thương mại biên giới vẫn mang tính tình huống, cục bộ, còn thiếu nguồn vốn lớn đầu tư tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung...

Tính liên kết kinh tế vùng còn yếu, nguồn lực đầu tư hạn chế chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước dẫn đến việc triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng các cửa khẩu còn chậm; nhiều nguồn vốn khác đầu tư vào cơ sở hạ tầng chưa được huy động thỏa đáng bằng các chính sách hoặc biện pháp cụ thể.

Điều đó được thể hiện qua việc thu hút đầu tư vào khu KTCK Thanh Thủy còn nhiều hạn chế. Các dự án đầu tư vào khu KTCK Thanh Thủy đều có quy mô nhỏ, tiến độ triển khai dự án chậm, chưa có nhà đầu tư chiến lược làm nhân tố tạo động lực thu hút các thành phần kinh tế khác, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có tăng nhưng quy mô nhỏ, chưa ổn định. Chưa có dự án sử dụng nguồn vốn ODA, huy động vốn từ trái phiếu, BT, BOT, BTO…

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế này, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, phiên tọa đàm chuyên đề “Phát triển thương mại biên giới tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới đất liền của tỉnh Hà Giang” tới đây do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Hà Giang và Ban Chỉ đạo Tây Bắc thực hiện sẽ tập trung thảo luận làm rõ những vấn đề này.

PV:Qua nghiên cứu, Ban Kinh tế Trung ương có kiến nghị gì để kinh tế biên mậu sẽ trở thành một điểm nhấn của Hà Giang trong mối liên kết vùng Đông Bắc và Tây Bắc?

TS. Hoàng Xuân Hòa:Theo tôi, có 3 yếu tố cơ bản cần quan tâm:

Thứ nhất,trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Trung ương tỉnh Hà Giang cần nghiên cứu xây dựng chiến lược với tầm nhìn dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới đất liền đặt trong tổng thể Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hà Giang; và cụ thể hóa thành các đề án, chương trình cụ thể, trong đó một trong những vấn đề cốt lõi là phát triển thương mại, dịch vụ nói chung và thương mại biên giới của tỉnh nói riêng.

Thứ hai,tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đối với các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ... đảm bảo phục vụ vận tải hành khách và các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp được thuận lợi. Tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cửa khẩu, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu liên hợp, khu chế xuất, kho ngoại quan.... tại cửa khẩu Thanh Thuỷ; phát huy tối đa vai trò của các cặp cửa khẩu quốc gia để nâng cao năng lực trong việc giao thương trao đổi hàng hoá, tăng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu.

Thứ ba,tăng cường phát triển liên kết vùng kinh tế, phối hợp liên kết giữa các địa phương trong vùng Đông bắc và Tây bắc, nhằm tận dụng phát huy các lợi thế và tiềm năng của Hà Giang và các địa phương trong vùng, nâng cao năng lực cạnh tranh, phân công tạo thành chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ... có giá trị gia tăng cao cho thị trường trong nước và nước ngoài, đặc biệt là thị trường Vân Nam, Trung Quốc.

Đồng thời đẩy mạnh các liên kết giữa ngành du lịch với ngành thương mại; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kể cả xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến thương mại trong nước và xúc tiến thương mại biên giới...

PV:Xin cảm ơn ông!

Vũ Thư (thực hiện)

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【soi keo halan】Kinh tế biên mậu,Empire777   sitemap

回顶部