【kqbd giao hữu hôm nay】Phối hợp xây dựng đường sắt, đường hoa, đường du lịch

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:51:26

VHO - Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh và Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh vừa có buổi làm việc để thống nhất việc hợp tác,ốihợpxâydựngđườngsắtđườnghoađườngdulịkqbd giao hữu hôm nay thúc đẩy hoạt động du lịch bằng đường sắt.

Phối hợp xây dựng đường sắt, đường hoa, đường du lịch - ảnh 1
Đường sắt Việt Nam là một trong 8 tuyến đường sắt đẹp nhất thế giới

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam điểm lại những dấu mốc chính trong chặng đường 64 năm hình thành, phát triển của ngành Du lịch. Đặc biệt, trước dịch Covid-19, ngành Du lịch có sự phát triển mạnh mẽ, được Bộ Chính trị định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hình ảnh và vị thế quốc gia.

Sau dịch Covid-19, Việt Nam đã có những bước phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2023, Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, gấp 3,4 lần năm 2022, phục hồi bằng 70% so với năm 2019; phục vụ 110 triệu lượt khách nội địa. Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu phục hồi hoàn toàn lượng khách du lịch quốc tế, đạt 18 triệu lượt. Tổng số khách quốc tế trong 5 tháng đầu năm 2024 đạt gần 7,6 triệu lượt, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhiều năm liền, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) bình chọn là Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á (Asia’s Leading Tourist Board). Ngành Du lịch Việt Nam nhận được nhiều giải thưởng danh giá trong nhiều năm như: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới; Điểm đến golf tốt nhất thế giới; Điểm đến hàng đầu châu Á; Điểm đến du lịch bền vững hàng đầu châu Á; Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á; Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á; Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á...

Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các chính sách, nghị quyết để phát triển du lịch nhanh, bền vững; tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế tới Việt Nam qua các chính sách visa mới. Bộ VHTTDL cũng đã phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa 2024 với chủ đề “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu” để kích cầu mùa du lịch hè 2024. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hưởng ứng và triển khai chương trình kích cầu phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phương.

Tại buổi làm việc, Cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh đánh giá cao những đổi mới, nỗ lực của ngành Đường sắt trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch. Hiện nay, Việt Nam đang tập trung phát triển 4 dòng sản phẩm chủ đạo gồm: Du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch đô thị. Trong đó có các nhánh sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch golf, du lịch MICE… Ông Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh, thời gian tới sẽ xây dựng các sản phẩm du lịch bằng đường sắt và tăng cường quảng bá sản phẩm du lịch này ở các sự kiện quảng bá, xúc tiến trong và ngoài nước.

Xóa đi ám ảnh

Thông tin về tình hình vận tải hành khách trên các tuyến đường sắt quốc gia, ông Đặng Sỹ Mạnh cho biết: “Mạng lưới đường sắt quốc gia hiện tại có tổng chiều dài 3.158 km và đang khai thác 303 ga, trạm. Trong đó bao gồm 7 tuyến chính và một số tuyến nhánh, nhánh kết nối đến các đô thị, cơ sở sản xuất”.

Thời gian qua, ngành Đường sắt đã phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm du lịch bằng đường sắt hấp dẫn, kết nối các điểm đến văn hóa, di sản, bao gồm các cơ sở công nghiệp, công trình hạ tầng, công trình kiến trúc nhà ga như: Ga Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Lạt, Gia Lâm, Long Biên... Nâng cấp các khu ga trở thành điểm đến văn hóa ở mỗi địa phương. Ngành Đường sắt đã phát động phong trào đường tàu - đường hoa trên khắp 34 tỉnh, thành phố có đường tàu chạy qua với mong muốn hình thành đường hoa dài nhất Việt Nam. Tháng 5.2023 tuyến đường sắt Bắc - Nam được cẩm nang du lịch Lonely Planet bình chọn là một trong 8 tuyến đường sắt hấp dẫn nhất thế giới.

Với các nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, ngành Đường sắt muốn biến nhược điểm là thời gian hành trình dài, tàu chạy chậm thành các ưu điểm với việc gia tăng các dịch vụ, trải nghiệm, tiện ích trên tàu phục vụ khách như trình diễn nghệ thuật, triển lãm, giới thiệu ẩm thực, trang bị wifi... Từ đó tạo thành hệ sinh thái hoàn chỉnh để du khách trải nghiệm, thích thú, thoải mái với việc đi tàu, du lịch bằng tàu.

“Ngành Đường sắt tới nay đã phục vụ 43 triệu giờ hành khách ngồi tàu (chưa kể thời gian chờ tàu). Thế nhưng, nhiều khách vẫn còn “nỗi ám ảnh” đi tàu là vừa lâu, vừa bẩn. Nếu biết cách, biến những thời gian đó thành thời gian có ích, biến không gian trên tàu thành không gian đẹp để khách hưởng thụ thì chắc chắn sẽ “đánh thức được nàng công chúa đang ngủ quên” và khách cũng sẽ không còn ngủ gà ngủ gật trên tàu, buồn chán và chê đi tàu”, ông Đặng Sỹ Mạnh thẳng thắn nói.

Để ngành Đường sắt không bị tụt hậu, ông Đặng Sỹ Mạnh cho rằng cần phải có sự linh hoạt hơn nữa, hướng tới các sản phẩm đặc thù và đối tượng hành khách riêng. Thời gian tới, ngành Đường sắt sẽ xây dựng các đôi tàu 5 sao hướng tới phục vụ phân khúc khách hạng sang; các tàu charter (thuê bao chuyến) với thành phần đoàn tàu, hành trình, tuyến theo yêu cầu của khách hàng.

Sau khi nghe ý kiến của lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc, lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thống nhất sẽ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên, giao các đầu mối thực hiện với lộ trình cụ thể nhằm tăng cường hợp tác phát triển; phối hợp, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch bằng đường sắt.

Cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam trong xây dựng chương trình, nội dung quảng bá đường sắt khi xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam với thị trường du lịch nội địa và quốc tế. “Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ ngành Đường sắt quảng bá trên các kênh truyền thông du lịch, các nền tảng số, định danh trên bản đồ số; phối hợp đào tạo nhân viên đường sắt trong nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch trên tàu, dưới ga; tổ chức các hội nghị, hội thảo và tổ chức các sự kiện famtrip, festival văn hóa, du lịch, ẩm thực tại các địa phương”, ông Nguyễn Trùng Khánh khẳng định.

Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đề nghị Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam hỗ trợ, phối hợp xây dựng được mô hình du lịch liên kết các phương thức vận tải như: Hàng không - đường sắt - đường bộ tạo thành chuỗi phục vụ khách du lịch theo hướng “một tấm vé cho cả hành trình” (One ticket - all trips). Tăng cường kết nối đầu - cuối và ngành Đường sắt tham gia một phân khúc trong đó. Trên hành trình đó còn có các điểm đến, các dịch vụ du lịch; đi tàu giảm giá dịch vụ ăn, ngủ... nhằm chia sẻ lợi ích giữa các bên và đa dạng sản phẩm phục vụ du khách. 

顶: 4踩: 735