【dortmund vs mainz 05】Cần thêm chế tài để thúc đẩy công khai ngân sách

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành nhiệm vụ tài chính ngân sách 2024 Chủ động nguồn lực tài chính từ ngân sách để hiện đại hóa công tác quản lý thuế Sửa đổi các vấn đề cần thiết,ầnthêmchếtàiđểthúcđẩycôngkhaingânsádortmund vs mainz 05 cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Việt Nam đã có những thay đổi tích cực trong việc tăng cường công khai minh bạch ngân sách. 	Ảnh: ST
Việt Nam đã có những thay đổi tích cực trong việc tăng cường công khai minh bạch ngân sách. Ảnh: ST

Điểm mấu chốt thúc đẩy công khai ngân sách

Kết quả khảo sát công khai ngân sách (OBS) 2023 ghi nhận những thay đổi tích cực của Việt Nam trong việc tăng cường công khai minh bạch ngân sách.

Điểm xếp hạng của Việt Nam trong khảo sát OBS 2023 ở cả 3 trụ cột minh bạch, sự tham gia của công chúng và giám sát ngân sách đều tăng so với OBS 2021 và cao hơn điểm trung bình toàn cầu.

Ông Vũ Ngọc Tuấn, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III cho biết, trong quá trình kiểm toán, KTNN cũng sẽ kiểm toán việc thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ về công khai ngân sách của các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách. Tuy nhiên, khi chỉ ra việc không tuân thủ thì các kết luận và kiến nghị sẽ như thế nào cũng là vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Liên quan đến vấn đề chưa có chế tài đối với những đơn vị, địa phương không công khai ngân sách, vấn đề này cần được nghiên cứu thêm khi sửa Luật NSNN sắp tới.

Theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính, có 3 yếu tố giúp công khai ngân sách được cải thiện.

Trong đó, điểm mấu chốt là khung khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện bằng việc ban hành Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015, có hiệu lực thi hành từ năm 2017.

Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN.

Bộ Tài chính cũng đã ban hành các Thông tư hướng dẫn về công khai ngân sách đối với các cấp chính quyền cũng như đối với các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ.

Theo đó, Luật NSNN năm 2015 đã quy định rõ ràng và khá toàn diện nội dung, phạm vi, quy trình, mẫu biểu cũng như thời gian thực hiện việc công khai, minh bạch ngân sách, từ các dự toán Chính phủ trình Quốc hội, dự toán UBND trình HĐND, các báo cáo về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách trong quý, 6 tháng, 9 tháng đến các vấn đề liên quan đến báo cáo quyết toán ngân sách và báo cáo thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước (KTNN).

Bên cạnh khuôn khổ pháp lý, góp phần làm cho chỉ số công khai, minh bạch ngân sách của Việt Nam được cải thiện là ý thức tổ chức thực hiện.

Bộ Tài chính đã tuân thủ rất nghiêm quy chế công khai, minh bạch ngân sách. Khi thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội dự toán hằng năm, Bộ Tài chính đều đăng công khai.

Sau khi Quốc hội biểu quyết dự toán ngân sách năm, Bộ cũng tiếp tục công khai đúng thời hạn quy định. Trong quá trình điều hành, hằng quý, 6 tháng, 9 tháng, Bộ Tài chính đều có báo cáo công khai ngân sách để đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Đồng thời, đôn đốc các địa phương tuân thủ tốt hơn quy định về công khai ngân sách. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm tốt để quản lý ngân sách, giúp thúc đẩy công khai, minh bạch ngân sách.

Cần chế tài đối với việc không công khai ngân sách

Bên cạnh các kết quả tích cực, theo kết quả khảo sát của Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), sự tham gia của công chúng vào quá trình này tại Việt Nam còn thấp, mới đạt 19/100, dù vẫn cao hơn so với bình quân chung của thế giới (15/100).

Lí giải điều này, đại diện Bộ Tài chính cho biết, khảo sát trong năm 2024 của Bộ Tài chính tại 9 địa phương về tình hình công khai ngân sách cho thấy, dù các quy định về công khai ngân sách đã đầy đủ nhưng dường như thông tin được ban hành chưa thực sự phù hợp, sát đúng với nhu cầu của bà con, đặc biệt là bà con ở cấp thôn bản.

Do đó, tới đây, các cơ quan quản lý sẽ phải nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp với từng địa phương, đối tượng, từng cấp.

Bên cạnh đó, lĩnh vực tài chính, ngân sách là lĩnh vực hẹp, người có nghề mới đọc và hiểu được, đa phần những tài liệu công khai này dường như mới chỉ đến những người làm công tác nghiên cứu. Hơn nữa, còn có tình trạng chậm, muộn và không đầy đủ trong việc công khai thông tin theo quy định hoặc chỉ công khai số liệu mà không thuyết minh.

Theo ông Nguyễn Minh Tân, khuôn khổ pháp luật về công khai, minh bạch ngân sách tương đối đầy đủ, quyết tâm của các cấp đều có nhưng vẫn có đơn vị chưa thực hiện công khai, minh bạch ngân sách do thiếu chế tài. Do đó, tới đây, khi sửa đổi toàn diện Luật NSNN, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để có thể đưa chế tài về vấn đề này vào trong Luật.

Nhấn mạnh sự cải thiện trong việc công khai ngân sách thông qua kết quả giám sát của KTNN, ông Vũ Ngọc Tuấn, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III cho biết, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, trong 2 năm gần đây, KTNN công khai danh mục các đơn vị cũng như các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Nhờ đó, tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán có nhiều tiến bộ. Nếu trước đây, tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán khoảng 70% thì giai đoạn gần đây, tỷ lệ này là 75-80%; đặc biệt năm 2023, tỷ lệ thực hiện kiến nghị lên đến 87%.

Theo ông Vũ Ngọc Tuấn, các đối tượng tiếp cận, sử dụng báo cáo kiểm toán cần được phân nhóm, phân loại.

Ví dụ, đối với đơn vị được kiểm toán, KTNN phải cung cấp đầy đủ thông tin về kết quả kiểm toán để đơn vị đó nắm được và chấn chỉnh, sửa đổi, khắc phục những hạn chế, bất cập của mình hoặc phải gửi đầy đủ cho cơ quan quản lý nhà nước.

Hoặc khi công khai một vấn đề, chẳng hạn như công khai về quản lý, sử dụng xe công, bên cạnh việc đưa ra đánh giá đơn vị sử dụng vượt định mức xe như thế nào, cần phải giải trình, minh bạch thông tin liên quan để người tiếp cận hiểu rõ vấn đề đó.

Cúp C2
上一篇:Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
下一篇:Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương