当前位置:首页 > La liga

【sassuolo – torino】Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN: Hướng tới tạo thuận lợi trong luân chuyển hàng hóa

he thong qua canh hai quan asean huong toi tao thuan loi trong luan chuyen hang hoaChuẩn bị đưa Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN vào vận hành
he thong qua canh hai quan asean huong toi tao thuan loi trong luan chuyen hang hoaThủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh ASEAN sẽ thực hiện như thế nào?ệthốngquácảnhhảiquanASEANHướngtớitạothuậnlợitrongluânchuyểnhànghósassuolo – torino
he thong qua canh hai quan asean huong toi tao thuan loi trong luan chuyen hang hoa
Quang cảnh buổi làm việc.

Tại buổi giới thiệu, ông Nguyễn Anh Tài- Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan) cho biết, hoạt động tuyền truyền, phổ biến những kế hoạch mới là một trong những hoạt động phát triển quan hệ đối tác Hải quan-DN. Trong khuôn khổ hội nghị, các chuyên gia sẽ giới thiệu cho các đại biểu chức năng vận hành của Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS); cung cấp thông tin liên quan đến điều kiện tham gia Hệ thống ACTS.

Liên quan đến việc nội luật hóa các quy định về Hệ thống ACTS, ông Nguyễn Anh Tài cho biết, hiện nay Chính phủ đang trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự thảo Nghị định quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN. Dự kiến thời gian tới sau khi có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định này. Trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, Tổng cục Hải quan đã lấy ý kiến các DN, bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện nội dung.

“Về cơ bản Nghị định sẽ nội luật hóa toàn bộ cam kết trong Nghi định thư số 7, Nghị định thư số 2 cũng như các quy định của hiệp định khung ASEAN, cùng với đó là tiếp thu ý kiến của cộng đồng DN, bộ, ngành để hoàn thiện cơ sở pháp lý triển khai Hệ thống vào thời gian sắp tới”- ông Nguyễn Anh Tài cho biết.

Trong khuôn khổ ngày làm việc, các chuyên gia của Dự án ARISE sẽ giới thiệu đầy đủ những nội dung liên quan đến Hệ thống ACTS.

Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS) được phát triển bởi các nước thành viên ASEAN, cùng với hỗ trợ kỹ thuật từ phía ARISE. ACTS được bắt nguồn từ Nghị định thư 7, “Hệ thống quá cảnh Hải quan” thuộc Hiệp định khung ASEAN về Tạo thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh. Hiệp định này được các Chính phủ chấp thuận và ký kết vào năm 1998.

Với mục tiêu chung là để đơn giản hoá và hài hoà hoá các quy định về việc di chuyển, thương mại và về Hải quan và thiết lập một hệ thống quá cảnh hiệu quả, tối ưu, tích hợp và hài hoà trong ASEAN.

Để đạt được mục tiêu này, ACTS được thiết kế nhằm hỗ trợ và kiểm soát hoạt động quá cảnh của hàng hoá, từ điểm này tới điểm khác, trong số các chuyển động quá cảnh giữa các nước thành viên với nhau.

Để triển khai hệ thống ACTS, một nội dung quan trọng là vấn đề bảo lãnh. Bảo lãnh là lượng tiền cơ quan Hải quan có thể sử dụng trong trường hợp hoạt động quá cảnh không được chấp nhận, ví dụ như mất mát hoặc sai khác quá lớn về hàng hoá và chủ hàng không thể hoặc không trả bất kỳ khoản nợ hải quan nào.

Khoản tiền bảo lãnh được tính là mức thuế/tiền lớn nhất có thể phải trả khi hàng hoá đi qua các quốc gia dự định quá cảnh.

Khoản bảo lãnh của DN quá cảnh được giữ bởi cơ quan Hải quan nước xuất khẩu cho đến khi hàng hoá được giải phóng theo thông báo thoả mãn việc kết thúc di chuyển quá cảnh.

Có 2 dạng bảo lãnh ACTS gồm: Bảo lãnh một hành trình-chỉ cho một hoạt động quá cảnh và nhiều hành trình-bảo lãnh dùng nhiều lần.

ACTS cung cấp hỗ trợ cho DN tính toán mức thuế phải trả lớn nhất trong trường hợp có rủi ro trong một hành trình quá cảnh. Số tiền tham chiếu của bảo lãnh nhiều hành trình được đánh giá dựa trên đánh giá 7 ngày về thuế và các khoản phải trả có rủi ro trong các hoạt động vận chuyển.

Triển khai chương trình này, DN quá cảnh thông thường có thể đăng ký trở thành “DN quá cảnh ưu tiên”. Việc này đòi hỏi quá trình đánh giá và chấp nhận bởi cơ quan Hải quan, chứng minh DN có độ tin cậy và tình trạng tài chính ổn định tương tự như đối với DN ưu tiên (AEO). Lợi thế của DN quá cảnh ưu tiên là được giảm đáng kể mức tiền bảo lãnh; được giảm số lần kiểm tra thực tế hàng hoá hàng ngày; được sử dụng niêm phong an ninh của chính DN; và được lựa chọn việc “quá cảnh tận nơi”, tại địa điểm được cơ quan Hải quan cho phép.

分享到: