【kết quả bóng đá ả rập xê út】Cần điều chỉnh giấy đi đường hợp lý
作者:Nhà cái uy tín 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 10:48:17 评论数:
(CMO) Đang nấu bữa cơm cho gia đình thì hết gas, tôi gọi điện kêu ở cửa hàng gas quen thuộc. Ðầu dây bên kia bảo: “Chị thông cảm đợi, tụi em xin giấy đi đường”. Vậy là cứ nhấp nha nhấp nhổm ra vào trông đợi. Mãi đến gần 2 tiếng đồng hồ sau mới có gas để nấu tiếp.
Hỏi sao lâu, anh giao gas bảo, mỗi bình gas giao cho khách phải lên phường xin 1 giấy đi đường. Ðể rõ hơn việc này, tôi gặp anh H (chủ cửa hàng gas - anh yêu cầu không nêu tên và địa chỉ). Anh H bảo, mỗi giấy đi đường đều thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến” theo quy định. Giao xong 1 bình gas thì giấy đó không còn giá trị.
Gas là mặt hàng thiết yếu, có mặt hầu khắp các gia đình. |
Vậy là mỗi lần khách kêu gas, anh lại chạy lên phường xin giấy mới (kèm theo giấy xét nghiệm cho người giao hàng còn hiệu lực). “Nhưng đâu phải xin là được liền, có khi đông người phải chờ đợi khá lâu. Vì vậy, cả ngày giao chẳng được bao nhiêu bình. Những khách ở các nơi xa, như Hoà Thành, Hoà Trung… chúng tôi đành bỏ. Biết là sau này sẽ mất mối, nhưng không còn cách nào khác”, anh H trần tình.
Anh H cũng cho biết thêm, từ sau ngày 15/9, theo quy định, chỉ xin giấy đi đường qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và sử dụng giấy đi đường quét mã QR Code. Tuy nhiên, hệ thống quá tải, có khi phải chờ đợi đến 3-4 tiếng mới xin được 1 giấy đi giao 1 bình gas. Trước thực tế trên, phường đã linh động duy trì cấp song hành giấy trực tiếp và qua hệ thống và anh chọn cách xin giấy trực tiếp.
Tìm hiểu thêm một số cửa hàng gas khác, tôi cũng nhận được thông tin tương tự. Anh T, chủ một cửa hàng gas cho biết, thay vì mỗi giấy 1 bình gas, trên cung đường đó, anh xin giấy sử dụng cho cả ngày (trên các giấy đều có ghi khung giờ). Nếu khách hàng gọi gas trên cùng cung đường thì có sẵn giấy, đỡ phải đi xin thêm. Tuy vậy, khách hàng ở rất nhiều nơi, nhiều tuyến đường nên anh cũng phải hàng ngày lên phường xin giấy hàng chục lượt. Và cũng phải từ chối rất nhiều mối do xa, do không chở kịp.
Tương tự gas, việc vận chuyển nước đóng chai (những mặt hàng thiết yếu được phép hoạt động) cũng chung tình cảnh như thế. Thiệt cho người giao gas, giao nước là một chuyện, tuy nhiên, khỏi phải nói cũng biết người dùng gặp khó khăn thế nào.
Anh H đề xuất: “Chúng tôi đi giao gas thì hiển nhiên có chở bình gas, nhìn vào ai cũng biết. Ðây là mặt hàng thiết yếu, nên tôi có đề xuất, cần điều chỉnh cấp cho chúng tôi mỗi giấy đi đường sử dụng được trong 1 ngày và lưu thông được tất cả các tuyến trên địa bàn, chứ không quy định bắt buộc về cung đường (trừ ngoài huyện, thành phố). Thậm chí, 1 giấy đi đường sử dụng được cho 3 ngày (tương đương hiệu lực giấy xét nghiệm). Chứ duy trì quy định này, thật khó. Tôi được biết, đã có một số cửa hàng dừng hoạt động vì không kham nổi”.
“Dịch bệnh ảnh hưởng chung, việc làm ăn của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng, chúng tôi rất có ý thức phòng, chống dịch. Chúng tôi có quy định đối với nhân viên là mỗi lần đi giao gas đều mang theo chai nước sát khuẩn. Tới điểm giao gas, yêu cầu khách đứng xa, lắp bình xong phải sát khuẩn tay, bình gas, những chỗ tay mình đụng tới. Tiền cũng được xịt sát khuẩn khi giao nhận. Ðiều chúng tôi mong muốn, tỉnh cần xem xét, điều chỉnh giấy đi đường phù hợp hơn để vừa chống dịch, vừa đảm bảo không ách tắc những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống”.
Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhất là trên địa bàn TP Cà Mau, việc đi lại của người dân phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch là điều phải làm. Tuy nhiên, tỉnh cần xem xét và có các quy định sao cho phù hợp, sát với những nhóm công việc cụ thể, để vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo tương đối trong duy trì hoạt động sản xuất, tạo công ăn việc làm để ổn định lâu dài.
Cũng nhân tiện chuyện giấy đi đường, tôi có đề xuất, với những người ở huyện, TP Cà Mau mà trồng lúa, nuôi tôm, nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm... (nói chung là sản xuất cá thể, hộ gia đình) ở khác địa bàn, thì cũng nên cấp giấy đi đường trong 3 ngày theo hiệu lực giấy xét nghiệm. Ðã qua, mỗi ngày họ muốn đi sản xuất phải xin 1 tờ giấy đi đường. Vì thời gian xin giấy lâu nên tới nơi sản xuất đã mất cả nửa ngày. Loay hoay vài tiếng đồng hồ lại phải về theo khung giờ quy định. Hôm sau cũng lại thế. Trong khi công việc trồng trọt, chăn nuôi… đòi hỏi họ phải làm rất nhiều việc và nhiều thời gian.
Nhân tiện, cũng từ thực tế tôi có đề xuất, tỉnh nên thành lập một vài đội xe dịch vụ đặc biệt để phục vụ việc đưa người đi cấp cứu, sản phụ đi sinh, rước người xuất viện, thậm chí đưa thi thể người mất về gia đình... Những đội xe này được kêu gọi sự tham gia từ các hãng taxi, và dĩ nhiên phải đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn phòng, chống dịch. Ðã qua, có rất nhiều trường hợp cần đi cấp cứu, sinh nở… mà không biết xoay xở đường nào. Xe cấp cứu bệnh viện thì không thể nào kham hết nổi. Thậm chí, có trường hợp người mất vào lúc gần nửa đêm, gia đình không biết làm cách nào để đưa thi thể về nhà. Dịch bệnh đã khổ, người thân mất đã đau buồn, lại lâm vào tình cảnh như thế thì thật xót xa, bi đát./.
Huyền Anh