Yếu tố cơ bản: TTCK toàn cầu chứng kiến sự phân hóa Không phải tất cả các chỉ số chứng khoán đều trở lại trạng thái tăng trong thời gian vừa qua,ểnvọngthịtrườngchứngkhoánkhôngcònquáuábxh ngoại hang anh mà có sự phân hóa lớn. Ðà tăng tốt đang diễn ra ở các chỉ số lớn như S&P500, Shanghai, HangSeng hay Nikkei 225. Trong khi đó, những chỉ số chứng khoán ở khu vực Ðông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Philippines đều vẫn đang ngụp lặn trong pha giảm. Thị trường chứng khoán thế giới phân hóa. Tại thị trường trong nước, đi ngược với sự hăng hái của nhà đầu tư cá nhân trong nước thì khối ngoại cũng như các tổ chức đầu tư đang tỏ ra khá thờ ơ với triển vọng của thị trường. Thậm chí, khối ngoại còn tranh thủ bán ròng trong các nhịp hồi phục. Cụ thể, khối ngoại bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng qua khớp lệnh trên sàn và Quỹ ETF VanEck bị rút ròng hơn 100 tỷ đồng trong tuần qua. Yếu tố kỹ thuật: Không đơn thuần là hồi kỹ thuật Các chỉ số có một tuần giao dịch rất khởi sắc, giá hồi rất mạnh mẽ đi kèm với sự quyết liệt của dòng tiền bên mua. Ðây không đơn thuần là nhịp hồi mang tính kỹ thuật, vì có sự chủ động của bên mua. Độ lệch giữa phái sinh và cơ sở vẫn âm, nhưng tâm lý cải thiện. Mặc dù độ lệch giữa phái sinh và cơ sở vẫn âm, nhưng tâm lý đã được cải thiện rất đáng kể, nhưng sự tự tin của bên mua trong ngắn hạn và sự quay trở lại của bên bán trong trung - dài hạn có thể sẽ khiến thị trường có một tuần giao dịch giằng co. Bên mua rất quyết liệt và vội vã. Nhìn chung, bên mua đang có đà và cũng đang có khí thế lớn, khả năng tăng tiếp thêm một nhịp nữa trong ngắn hạn là điều hoàn toàn có thể, nhưng nhà đầu tư cần cẩn trọng trong các tính huống tăng nước rút. Sự trở lại ngoạn mục của bên mua là diễn biến tích cực, nhưng có vẻ đà mua khá vội vã, đặc tính này thông thường phản ánh ý chí của dòng tiền nhỏ lẻ hơn là cách hành động của dòng tiền lớn. Khí thế của dòng tiền nhỏ muốn làm thay đổi xu hướng thị trường thì cần phải liên tục được duy trì mạnh như thế này trong nhiều phiên, thậm chí là nhiều tuần, còn nếu có sự “đuối sức” vì không còn dư địa để mua thì lúc đó chỉ số chung rất dễ kết thúc nhịp hồi. Đà lan tỏa bứt phá. Sau khoảng thời gian nằm bất động nén trong biên độ rất hẹp thì đà lan tỏa bung phá một cách dữ dội, thậm chí phá luôn đỉnh cũ giai đoạn đầu năm nay. Ðà lan tỏa xét trong trung bình 2 tuần cũng đang trong quá trình tạo đáy, do vậy, dư địa cho sự lan tỏa tích cực hơn là vẫn còn. Sự phân hóa đang xuất hiện. Bức tranh luân chuyển đang dần khả quan, thị trường đang ghi nhận những sự phân hóa. Có phân hóa tức là thị trường đang có những sự bấu víu nhất định, chứ không hoàn toàn vô định. Thị trường muốn tạo thành xu thế mới thì bắt buộc phải có sự dẫn dắt của những nhóm ngành chủ chốt, còn nếu không sẽ rất dễ quay lại đà giảm, cụ thể là phải có sự hiện diện của 1 trong 3 nhóm ngân hàng, thực phẩm đồ uống, bất động sản. Quan sát một cách tổng thể thì ngân hàng là nhóm tiềm năng nhất, với sự có mặt của VCB hay BID. Nếu có thêm sự lan tỏa rộng hơn ở nhóm ngân hàng thì đà hồi phục của thị trường mới có thể vững vàng được. Khuyến nghị: Mua lướt trong ngắn hạn, bán trong trung - dài hạn Thực tế thì các góc nhìn về triển vọng thị trường không còn quá u ám, sự trở lại một cách quyết liệt của bên mua là chất xúc tác lớn giúp đà hồi phục hiện tại tương đối vững vàng bất chấp sự bán ra vẫn quyết liệt của khối ngoại cũng như của các tổ chức lớn. Khí thế của nhà đầu tư hiện tại đang tốt nên đà hồi phục có thể sẽ còn tiếp diễn trong ngắn hạn, sự rung lắc nếu có xảy ra có thể sẽ chưa đủ khiến chỉ số giảm mạnh trở lại bởi sự chủ động của bên mua ở các vùng giá dưới vẫn còn lớn. VN30F1M có vùng hỗ trợ 660-670 điểm, kháng cự 710-720 điểm. Do vậy, Mua có thể là chiến lược được ưu tiên hơn trong tầm nhìn ngắn hạn ở các phiên đầu tuần, đặc biệt khuyến khích Mua trong các pha rung lắc về quanh vùng giá 660 - 670 trên chỉ số phái sinh VN30F2004. Trong khi đó, chiến lược trong trung và dài hạn vẫn không có gì thay đổi, Bán vẫn là chiến lược ưu tiên nếu chỉ số có thêm nhịp rướn tăng tiếp cận vùng cản trên từ 710 - 720 điểm. |