发布时间:2025-01-12 19:40:53 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
>>Southern Bank với Sacombank: Ngửa bài!
>>Sáp nhập Southern Bank với Sacombank: Eximbank là 'chủ xị' hay 'quân cờ'?ướcvịđắxem truc tiep bong da truc tuyen
Ngày 25/3 tới, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông năm 2014. Một chủ trương quan trọng đưa ra xin ý kiến là việc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank).
“Điểm mù” thông tin
Cho đến nay vẫn chỉ duy nhất Sacombank lên tiếng về kế hoạch sáp nhập, tuyệt nhiên Southern Bank vẫn chưa có bất cứ thông tin nào.
Là doanh nghiệp niêm yết, Sacombank buộc phải ra thông tin. Cũng lưu ý rằng, lãnh đạo ngân hàng này đánh tiếng trước, thông tin chính thức công bố sau. Cho đến nay cũng chưa có bất cứ một báo cáo, đánh giá có tính hệ thống, toàn diện và đầy đủ về kế hoạch sáp nhập để các cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ làm cơ sở chính thức để cân nhắc, biểu quyết thông qua chủ trương sáp nhập vào đại hội trong tuần tới (ngày 25/3).
Cho đến nay vẫn chỉ duy nhất Sacombank lên tiếng về kế hoạch sáp nhập, tuyệt nhiên Southern Bank vẫn chưa có bất cứ thông tin nào. Ảnh: T.L |
Southern Bank chưa niêm yết. Báo cáo tài chính quý 4/2013 hiện vẫn bặt tăm. Đặc biệt, trước một sự kiện quan trọng bậc nhất trong hoạt động - sáp nhập với ngân hàng khác - họ vẫn chưa có bất cứ một thông tin chính thức nào.
Đây có thể xem là một “điểm mù” điển hình trong cơ chế thông tin, minh bạch về hoạt động tồn tại trong hệ thống các ngân hàng - một trong những lý do mà tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành 2014 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải xem xét niêm yết bắt buộc trong thời gian tới để tăng cường mình bạch.
Thế nhưng, hai ngân hàng này đều có chung ông chủ là Trầm Bê, cùng những người liên quan. Việc Sacombank đánh tiếng có thể xem mặc nhiên cũng là ý của Southern Bank.
“Công bố hay không, có bàn tính nữa hay không thì kế hoạch sáp nhập hai ngân hàng này đâu có gì mới. Nó có từ lâu rồi mà. Chỉ có điều là suốt cả quá trình thâu tóm rồi đến sáp nhập, tôi thấy không minh bạch. Công chúng chỉ biết đến những thay đổi, những kế hoạch khi chúng đã và gần như đã xẩy ra rồi”, lãnh đạo một ngân hàng thương mại nói.
Trong khi đó, giám đốc một chi nhánh ngân hàng tại Hà Nội lại có cách nói hình ảnh: “Tôi thấy tiếc cho Sacombank, bị người ta lấy nhà về sửa bếp của họ”.
Hiện Southern Bank chưa cập nhật các thông tin cần thiết về tình hình tài chính, kết quả hoạt động trong năm 2013 để hàng chục nghìn cổ đông chủ yếu là nhỏ lẻ của Sacombank có cơ sở để lường tính mức độ phải sửa của “cái bếp” (theo cách nói trên)?!
Về tổng thể, khi mà tất cả những đánh giá cần thiết, toàn diện và tổng thể về kế hoạch sáp nhập còn là những “điểm mù” thông tin thì làm sao các cổ đông có thể biểu quyết thông qua chủ trương sáp nhập tại đại hội tới? Hay là họ phải tự đánh giá để quyết định, không loại trừ yếu tố cảm tính? Hay một lần nữa ông Trầm Bê và gia đình sẽ cùng lực lượng nhà đầu tư, cổ đông lớn đã từng tạo nên cuộc lật đổ tại Sacombank hồi tháng 5/2012 lại huy động một tỷ lệ áp đảo để quyết định?
Dĩ nhiên, từ chủ trương đến quyết định cuối cùng còn những bước đi nữa, sau khi có đề án sáp nhập cụ thể trình đại hội đồng cổ đông sau đó.
Công bố hay không, có bàn tính nữa hay không thì kế hoạch sáp nhập hai ngân hàng này đâu có gì mới. Nó có từ lâu rồi mà. Chỉ có điều là suốt cả quá trình thâu tóm rồi đến sáp nhập, tôi thấy không minh bạch. Công chúng chỉ biết đến những thay đổi, những kế hoạch khi chúng đã và gần như đã xẩy ra rồi. (Lãnh đạo một ngân hàng thương mại) |
Vị đắng Southern Bank
Cho đến nay, thông tin đánh giá về kế hoạch sáp nhập rất hạn chế từ phía các bên liên quan. Điểm gần như là duy nhất được phía Sacombank đưa ra là kỳ vọng qua sáp nhập ngân hàng sẽ một bước mở rộng mạng lưới với quy mô vượt trội trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, vượt cả một số ông lớn quốc doanh. Điều này phù hợp với chiến lược ngân hàng bán lẻ đang khẳng định.
Đó cũng là lợi ích duy nhất, cho đến thời điểm này, trên cơ sở những thông tin phía Sacombank đưa ra. Còn điểm đáng quan tâm hơn, Sacombank sẽ chấp nhận vị đắng của Southern Bank như thế nào?
Trước hết là sự níu kéo của hệ thống 145 đơn vị kinh doanh từ Southern Bank sau sáp nhập; gắn với một hiệu quả hoạt động rất thấp trong những năm qua.
Trong một nhận định hỗ trợ nhà đầu tư mới đây, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo, thương vụ sáp nhập SouthernBank vào Sacombank có thể gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Sacombank trong ngắn hạn.
Cụ thể, Southern Bank chắc chắn sẽ pha loãng hiệu quả hoạt động của Sacombank sau sáp nhập. Phân tích của VCSC cho thấy, biên lãi ròng (NIM) và lợi nhuận ròng từ lãi (NII) của Southern Bank liên tục giảm mạnh những năm qua. NIM giảm dần từ 2,04% trong năm 2009 xuống 0,83% năm 2010; 0,35% năm 2011 và đặc biệt là mức âm 0,59% trong năm 2012 (lỗ 285 tỷ đồng); trong 9 tháng đầu năm 2013 chỉ là 0,51%. NII từ chỗ tăng 87% trong năm 2009 chuyển sang giảm 24% trong năm 2010, giảm 46% trong năm 2011 và về dưới 0 (lỗ) trong năm 2012…
Cùng với hiệu quả kinh doanh kém, Southern Bank đang có khó khăn phức tạp và lâu dài hơn là vấn đề nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối quý 3/2013 đã lên tới 3,8%. Chưa hết, con số này còn nằm trong hoài nghi khi trong cơ cấu tài sản của ngân hàng này có hơn 25.000 tỷ đồng các khoản phải thu, lãi và phí phải thu kéo dài suốt ba năm qua.
Hơn 25.000 tỷ đồng đó là gì? Nó được hình thành như thế nào? Có thu hồi được hay không hay “ruột” của Southern Bank bị rút? Những câu hỏi này khiến tỷ lệ nợ xấu 3,8% nói trên bị nghi ngờ.
Thông thường, một tỷ lệ nợ xấu cao hơn thì rõ ràng ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn và lợi nhuận càng bị giảm, thậm chí lỗ. Con số hơn 25.000 tỷ đồng này cũng là nghi vấn "vị đắng" cần xem xét khi sáp nhập vào Sacombank.
Trong bản tin mới đây, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cũng đặt một câu hỏi đáng chú ý: “Tại thời điểm hiện tại, không có quá nhiều phương án xử lý nợ xấu cho các ngân hàng lựa chọn (trích lập vào chi phí dự phòng là giải pháp khả thi nhất hiện tại). Như vậy, có thể nói, nhận Phương Nam đồng nghĩa rằng Sacombank sẽ tạo áp lực lên việc tạo dòng tiền trong tương lai. Dòng tiền này phải đủ để tài trợ cho việc xử lý nợ xấu của Phương Nam. Khả năng hiện tại của Sacombank liệu có đủ đáp ứng yêu cầu này?”.
Đó mới chỉ là về mặt số học, ở diện hoài nghi bề nổi. Quan trọng hơn là cách thức hoạt động, “bản chất Southern Bank” có xâm lấn vào Sacombank, khi những người từng là và đang là linh hồn của ngân hàng này đang nắm giữ các vị trí có ảnh hưởng lớn trong quản trị và điều hành ngân hàng kia?
Có một sự kiện đáng tham khảo là, theo thông tin báo chí vừa phản ánh, dưới thời ông Trầm Bê và ông Phạm Hữu Phú (người của Eximbank cử sang), Sacombank đã cho Công ty TNHH Nhựa Đại Hưng vay tín chấp tới 660 tỷ đồng hồi tháng 8/2012, tức chỉ 3 tháng sau cuộc lật đổ và chuyển giao quyền lực.
Đáng chú ý là, một năm về trước Nhựa Đại Hưng chỉ đạt lợi nhuận 4 tỷ đồng và thu nhập sau thuế lỗ 689 triệu đồng; và công ty này có thành viên sáng lập là ông Phạm Trung Cang - người đang vướng vòng lao lý liên quan đến vụ án của ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên).
Liệu sự kiện trên có mang dáng dấp quen thuộc của cách tạo nên con số hơn 25.000 tỷ đồng đang "treo" trong bảng cân đối tài sản của Southern Bank?
Chính Trung
相关文章
随便看看