【tỷ lệ cá cược tây ban nha】Thị trường Trung Đông

时间:2025-01-26 03:33:40来源:Empire777 作者:World Cup
Thị trường Trung Đông- châu Phi: Nhiều tiềm năng cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu

Thị trường tiềm năng

Châu Phi là châu lục đứng thứ ba trên thế giới về dân số,ịtrườngTrungĐôtỷ lệ cá cược tây ban nha và lớn thứ ba trên thế giới về diện tích, sau châu Á và châu Mỹ. Điều kiện tự nhiên của nhiều nước châu Phi không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên khả năng canh tác, sản xuất lương thực để đáp ứng nhu cầu của người dân thấp, khiến nhiều nước phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực, thực phẩm. Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của châu Phi đạt khoảng 480 tỷ USD. Dự báo đến năm 2020, châu Phi sẽ nhập khẩu khoảng 1.200 tỷ USD hàng hóa các loại.

Còn Trung Đông là khu vực có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khoáng sản khác, có hoạt động thương mại phát triển, sức mua lớn và khả năng thanh toán cao. Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của khu vực này đạt khoảng 807 tỷ USD và đến năm 2020 dự kiến sẽ lên tới 1.500 tỷ USD. Đây cũng là khu vực có vị trí địa lý chiến lược quan trọng, tiếp giáp với cả ba châu lục châu Á, châu Âu và châu Phi, là địa bàn trung chuyển hàng hóa đi các khu vực xung quanh. Đặc biệt, Dubai hiện trở thành thị trường trung chuyển hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới.

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương, với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa về phục vụ tiêu dùng trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và châu Phi. Trong một thời gian dài, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam quá tập trung vào các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản… mà gần như bỏ quên thị trường Trung Đông và châu Phi, trong khi đây là thị trường có sức mua lớn, lại tương đối dễ tính nên phù hợp với khả năng của doanh nghiệp Việt Nam. Trước thực tế các thị trường truyền thống của Việt Nam đang dần tiến đến độ bão hòa, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới còn nhiều tiềm năng là một hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều mặt hàng Việt Nam được ưa chuộng

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông những năm qua liên tục gia tăng. Năm 2016, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10,887 tỷ USD, tăng hơn 100% so với năm 2011. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông đạt 8,059 tỷ USD và nhập khẩu từ Trung Đông đạt 2,828 tỷ USD. Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu sang Trung Đông các sản phẩm như gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, cao su tự nhiên, hạt điều, trái cây (đặc biệt là chuối, dứa, chanh), thủy sản, các mặt hàng may mặc, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ.

Đối với thị trường châu Phi, năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - châu Phi đạt 5,364 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi đạt 2,762 tỷ USD và nhập khẩu là 2,602 tỷ USD. Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi là gạo; điện thoại các loại và linh kiện; hàng thủy sản; cà phê. Việt Nam nhập khẩu từ châu Phi gồm hạt điều, bông, gỗ và các sản phẩm từ gỗ...

Bà Nguyễn Minh Phương, Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, khu vực Trung Đông - châu Phi đang được biết đến như một khối thị trường giàu tiềm năng có nhu cầu nhập khẩu tương đối cao, không đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng.

Riêng đối với thị trường châu Phi, các mặt hàng nông thủy sản Việt Nam rất được ưa chuộng, trong đó điểm nhấn là hạt gạo, cà phê, rau quả… Riêng năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu lượng gạo trị giá 422 triệu USD sang thị trường này, tiếp đến là cà phê cũng đạt giá trị trên 180 triệu USD, hạt tiêu 101 triệu USD, hàng thủy sản gần 110 triệu USD. Ngoài ra, máy tính điện tử, linh kiện đạt 117 triệu USD, dệt may 105 triệu USD, điện thoại và linh kiện 750 triệu USD..., bà Phương cho biết thêm.

Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại với thị trường Trung Đông - châu Phi vẫn còn tồn tại khá nhiều trở ngại về vị trí địa lý, thủ tục thanh toán… tạo nên tâm lý e ngại đối với các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Về vấn đề này, ông Ngô Khải Hoàn- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi - Tây Á - Nam Á, Bộ Công Thương cho rằng, khâu thanh toán luôn là trở ngại giữa hợp tác của doanh nghiệp hai bên nhưng chỉ đối với một số nước, còn tại những quốc gia phát triển thì chúng ta không gặp trắc trở hay khó khăn nào. Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành kế hoạch hành động để triển khai đề án thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam và khu vực Trung Đông - châu Phi, trong đề án cũng lựa chọn một số thị trường trọng điểm để đẩy mạnh phát triển thị trường trong thời gian tới.

“Để thúc đẩy giao thương giữa hai bên, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý để doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện phát triển làm ăn bình đẳng với các đối tác; hợp tác trong lĩnh vực chuyên ngành; kiện toàn hệ thống thương vụ; nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại và kết nối giao thương” - ông Hoàn chia sẻ.

相关内容
推荐内容