当前位置:首页 > Cúp C1

【nhận định bournemouth】Vụ lúa Đông xuân 2022

Mùa khô năm 2022-2023 được dự báo ít gay gắt như các năm trước,ụlaĐnhận định bournemouth thế nhưng việc chủ động các phương án để ứng phó, đặc biệt là bố trí lịch thời vụ để né mặn được xem là giải pháp tốt nhất, giúp nông dân đảm bảo năng suất, giảm thiệt hại.

Hạn, mặn ít nghiêm trọng hơn các năm trước nhưng không chủ quan.

Không chủ quan

“Các địa phương và bà con nông dân cố gắng xuống giống lúa sớm trong tháng 10 đối với khoảng 400.000ha ở 8 tỉnh ven biển để né tránh hạn, mặn có thể xảy ra. Trong tháng 11, tập trung xuống giống hơn 700.000ha, còn lại 400.000ha trong tháng 12-2022”. Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh tại Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Thu đông, vụ Mùa năm 2022; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân 2022-2023 vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tổ chức tại thành phố Cần Thơ cách đây ít ngày.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị Tổng cục Thủy lợi và các cơ quan khoa học thuộc Bộ tiếp tục theo dõi sát tình hình nguồn nước, cập nhật thông tin dự báo để cung cấp cho các địa phương chủ động phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Phân tích của các chuyên gia và nhà khoa học tại hội nghị đã làm rõ khuyến nghị của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh. Chẳng hạn như liên quan đến nguồn nước phục vụ cho sản xuất lúa, PGS.TS Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, thông tin: 95% lượng nước trong vùng phụ thuộc bên ngoài, chỉ có 5% nguồn nước mặt sinh ra trong vùng ĐBSCL. Trong mùa khô, nguồn nước hoàn toàn được cung cấp từ phía thượng lưu. Đây là yếu tố cần quan tâm.

Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng cho mùa khô năm sau, theo PGS.TS Trần Bá Hoằng đó là về tích nước ở Trung Quốc (phía thượng lưu), các hồ chứa dung tích khoảng 57,5%, các hồ ở hạ lưu sông Mekong khoảng 47,4%. Năm nay, một số hồ đã tích được 36 tỉ m3, thấp hơn trung bình nhiều năm, nhưng cao hơn những năm gần đây, là nguồn rất tốt cung cấp nước cho mùa khô của năm sau ở ĐBSCL.

Một vấn đề đáng lưu ý, đó là theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến cuối năm vẫn còn trong tình trạng La lina nên khả năng mưa trong mùa khô sẽ kéo dài và kết thúc muộn, đỉnh lũ sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 10.  Do vậy, các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang lưu ý ảnh hưởng của lũ kết hợp với triều cường. Đặc biệt là các tỉnh ven biển lưu ý từ tháng 9 đến tháng 11 mưa kết hợp với triều cường có thể gây ngập úng.

Riêng về tình hình sản xuất trong mùa khô năm 2022-2023, PGS.TS Trần Bá Hoằng cho rằng tình hình không đáng lo ngại do hạn, mặn ít nghiêm trọng hơn các năm trước. PGS.TS Trần Bá Hoằng phân tích: Vào tháng 12, mặn có khả năng xâm nhập nhưng gần như không ảnh hưởng gì lớn đến sản xuất vì đã có các công trình thủy lợi kiểm soát. Từ tháng 1 đến tháng 2, mặn xâm nhập từ 40-50km, nếu ở thượng lưu xả nước, có thay đổi bất thường có thể làm gia tăng sơ suất. Cuối tháng 3, mùa khô giảm, trong một số thời kỳ thấp chúng ta có thể tranh thủ lấy nước ngọt phục vụ sản xuất. Hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé đã hoàn chỉnh, kiểm soát mặn rất tốt, đặc biệt là Kiên Giang, Hậu Giang nên nông dân có thể yên tâm.

Trước những phân tích trên, PGS.TS Trần Bá Hoằng khuyến nghị: “Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng với tổng diện tích 58.900ha có thể bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn trong năm 2022-2023. Vì vậy, cần tăng cường các giải pháp, lưu ý tác động của xâm nhập mặn với diện tích vụ Đông xuân và cây ăn trái”.

Theo dõi sát thông tin về xâm nhập mặn giúp nông dân chủ động trong sản xuất lúa vụ Đông xuân 2022-2023.

Nhiều giải pháp

Theo ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, nguồn nước vụ Đông xuân tới rất thuận lợi. Hạn, mặn trong giai đoạn này nhỏ hơn năm 2015-2016 và 2019-2020. Dù vậy, chúng ta không được chủ quan.

Làm rõ hơn nhận định này, ông Lương Văn Anh dẫn chứng lượng mưa của khu vực ĐBSCL được dự báo sẽ lớn hơn trung bình nhiều năm từ 10-40%, gây ngập úng khu vực ven sông, khu vực có đê bao, bờ bao thấp trong vụ Đông xuân tới. Đặc biệt là thời điểm gieo trồng cũng như cuối vụ thu hoạch.

Còn về xâm nhập mặn, tại các vùng chuyên canh lúa, với khả năng cấp nước hiện tại của các công trình thủy lợi, ở thời điểm cao nhất, xâm nhập mặn khả năng ảnh hưởng đến 4 tỉnh ven biển với diện tích gần 60.000ha, bao gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Do đó, cần theo dõi sát các bản tin của Tổng cục Thủy lợi về nhận định nguồn nước theo tháng, theo tuần, đặc biệt là thời điểm triều cường, trong đó có những nhận định về ranh mặn, thời điểm để lấy nước.

Từ những phân tích và dự báo về tình hình thời tiết thời gian tới, ông Lương Văn Anh khuyến cáo các địa phương cần rà soát xuống giống sớm vụ Đông xuân 2022-2023, cơ bản hoàn thành trong năm 2022 để phù hợp với tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn. Đặc biệt là các tỉnh có nguy cơ xâm nhập mặn tăng cao vào tháng 1, tháng 2 năm 2023 như: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang.

Vùng ven biển thuộc khu vực bán đảo Cà Mau: Kiên Giang (An Minh, An Biên, U Minh Thượng), Cà Mau (Thới Bình, U Minh) cần thực hiện đắp đập tạm, nạo vét kênh, mương sớm trước khi mùa mưa kết thúc để tích trữ, điều tiết nước hợp lý.

Vùng Gò Công (Tiền Giang), Mang Thít (Vĩnh Long), Nhật Tảo - Tân Trụ (Long An): Theo dõi chặt chẽ độ mặn, thực hiện đóng kín dần các cống từ phía biển lên thượng lưu từ tháng 12-2022, tháng 1-2023 tăng cường nạo vét hệ thống kênh mương để nâng cao năng lực chuyển nước của các kênh trục hệ thống, tận dụng thời điểm triều kém để tranh thủ lấy nước, trữ nước.

“Nước thượng nguồn về tương đối lớn hơn trung bình nhiều năm và thời gian gần đây nhưng mà chúng ta không được chủ quan. Tuân thủ tuyệt đối dự báo nguồn nước; lưu ý vận hành các công trình thủy lợi, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong những thời điểm triều cường xâm nhập mặn sâu vào trong. Đóng cống và các công trình thủy lợi để điều tiết, khi triều rút xuống và thượng nguồn về thì mở ra để lấy nước vào”, ông Lương Văn Anh nhấn mạnh.

Vụ lúa Đông xuân 2022-2023, toàn vùng Nam bộ gieo sạ khoảng 1,58 triệu héc-ta, giảm trên 6.100ha so với vụ Đông xuân 2021-2022; trong đó, vùng Đông Nam bộ gieo sạ 80.000ha (tăng khoảng 760ha), vùng ĐBSCL gieo sạ khoảng 1,5 triệu héc-ta (giảm trên 6.800ha). Riêng tỉnh Bến Tre không bố trí gieo sạ vụ Đông xuân khoảng 10.000ha lúa mà chuyển đổi sang cây trồng cạn phù hợp.

 

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

分享到: