当前位置:首页 > Cúp C1

【chẵn lẻ tài xỉu】Làm gì để không mất quyền thu thuế khi áp dụng “Thuế suất tối thiểu toàn cầu”?

Cần sớm có giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực từ Cần sớm có giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực từ "Thuế tối thiểu toàn cầu"

Hàn Quốc là nước đầu tiên tuyên bố áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Ngày 24/2,àmgìđểkhôngmấtquyềnthuthuếkhiápdụngThuếsuấttốithiểutoàncầchẵn lẻ tài xỉu Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo khoa học "Giải pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu", nhằm cập nhật tiến độ thực thi thuế tối thiểu toàn cầu ở các nước, đề xuất chính sách, giải pháp đối với Việt Nam.

TS. Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn, cho biết ngày 4/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 55/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD.

Ngày 15/12/2022, Liên minh Châu Âu (EU) đã chính thức thông qua kế hoạch áp dụng thuế suất tối thiểu 15% từ 2024. Quốc hội Hàn Quốc cũng đã thông qua Đạo luật điều chỉnh thuế, trong đó sẽ áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu từ 2024.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã thông báo Dự thảo cải cách thuế, tiến tới việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm tài chính 2024.

Đây là các quốc gia có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam và do đó, việc chính thức áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có nhiều tác động tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài (FDI) tại Việt Nam. Những tác động này đã rất cận kề với thời gian áp dụng của các quốc gia khác dự kiến từ năm tài chính 2024.

Điều này đang đòi hỏi Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu các chính sách và giải pháp cho việc thực thi quy tắc thuế suất tối thiểu toàn cầu để không bị đánh mất quyền thu thuế, đồng thời đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư duy trì, mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam, tiếp tục thu hút được các dự án đầu tư trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lưu Đức Huy - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Tổng cục Thuế), cho hay năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng các nền kinh tế phát triển G20 đã thống nhất về nguyên tắc giải pháp 2 trụ cột nhằm giải quyết các vấn đề thuế phát sinh trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Trong đó, trụ cột 1 quy định phân bổ thuế đối với hoạt động kỹ thuật số, trụ cột 2 quy định về thuế suất tối thiểu toàn cầu.

Trong tháng 10/2021, Diễn đàn toàn cầu BEPS ban hành tuyên bố khung 2 trụ cột này với sự đồng thuận của 137 nước thành viên (hiện nay là 139 nước thành viên).

Các nước trong G20 theo đó đồng thuận tuyên bố 2 trụ cột nhằm giải quyết thách thức phát sinh và kêu gọi diễn đàn xây dựng quy tắc mẫu, hiệp định đa phương thống nhất nhằm đảm bảo hiệp định mới với quy tắc mới có hiệu lực toàn cầu từ năm 2023.

Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng từ Trụ cột 2, Bộ Tài chính đã có nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai Trụ cột 2 về diễn đàn IF và Thủ tướng đã thành lập tổ công tác đặc biệt đề xuất thuế tối thiểu toàn cầu vào tháng 8/2022. Thủ tướng đã giao một Phó Thủ tướng làm Tổ trưởng. Để triển khai, Bộ Tài chính cũng thành lập nhóm giúp việc, trong đó có thành phần là các đơn vị chức năng như Tổng cục Thuế…

Tuy nhiên, sau khi Chỉ thị Liên minh châu Âu thông qua vào ngày 16/12/2022 sau khi bị trì hoãn do sự phản đối của Ba Lan, Hungary, hiệp định mới dự kiến thực hiện vào năm 2024.

Thuế tối thiểu toàn cầu có 2 quy tắc gồm: quy tắc thuế suất tối thiểu toàn cầu là 15%, quy tắc khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu và một quy tắc hiệp định thuế là 9%.

Đối với quy tắc thuế suất tối thiểu, từ 2024 được áp dụng ở trên 21 nước nước EU và một số nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản…

Hàn Quốc là nước đầu tiên tuyên bố áp dụng thuế tối thiểu từ 2022, nhưng cần thông qua Luật và Nghị định quy định chi tiết vấn đề này. Hàn Quốc dự kiến trong năm 2023 ban hành.

Nhật Bản thì công bố áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trong tháng 2/2023, trong đó việc áp dụng quy tắc thuế tối thiểu, khoản thanh toán mức chịu thuế dưới mức thuế tối thiểu, và Nghị viện thông qua và cần ban hành 1/4/2023, và hiệu lực 1/4/2024.

Giải pháp áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

Theo GS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nước ta đang được các tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia, nhà đầu tư đánh giá là có lợi thế to lớn đối với FDI, những năm gần đây đã trở thành cứ điểm sản xuất một số mặt hàng công nghệ cao của thế giới.

Làm gì để không mất quyền thu thuế khi áp dụng “Thuế suất tối thiểu toàn cầu”?
Toàn cảnh hội thảo khoa học "Giải pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu". Ảnh: Trọng Hiếu

Về giải pháp cụ thể đối với Việt Nam, GS. TSKH Nguyễn Mại cho rằng, do đây là cuộc chạy đua với thời gian, nên cần phải thực hiện một loạt giải pháp.

Đầu tiên, cần nghiên cứu đầy đủ các văn bản của G7, G20, OECD có liên quan đến cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, tham khảo quy định của một số nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước thành viên ASEAN, từ đó chọn lọc những nội dung phù hợp với nước ta để sử dụng trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và luật thuế.

Hai là, cần rà soát các quy định ưu đãi đầu tư của Việt Nam có liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), đối chiếu với các văn bản của G7, G20 và OECD để loại bỏ những quy định không tương thích. Từ một số quy định của các nước phù hợp với điều kiện của nước ta, lựa chọn để áp dụng khi điều chỉnh thuế suất thuế TNDN.

Ba là, cần nghiên cứu hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế đối với các tổ chức nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam, nhưng phát sinh hoạt động kinh doanh và thu nhập tại Việt Nam, đây là điều kiện cần để đánh thuế đối với các tập đoàn công nghệ đa quốc gia.

Các nước thành viên ASEAN đang cạnh tranh với nhau trong một cuộc đua xuống đáy bằng cách hạ thấp mức thuế TNDN và liên tục đưa ra các ưu đãi thuế cao đối với các nhà đầu tư. Trong 10 năm qua, thuế suất trung bình thuế TNDN của khu vực đã giảm từ mức trung bình 25,1% năm 2010 xuống còn 21,7% năm 2020: mức thuế suất trung bình thuế TNDN thực nộp giảm 9,4 điểm phần trăm; ASEAN trở thành một trong những khu vực có mức thuế TNDN thực nộp sau ưu đãi thuế thấp nhất trên thế giới.

Bốn là, cần tiến hành đàm phán lại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần để cập nhập, bổ sung các khái niệm về cơ sở thường trú trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 và kinh tế số, thay đổi một số nội dung có liên quan đến việc áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn của hai nước.

Năm là, đánh giá thiệt hại về số thuế TNDN mà các quốc gia hay vùng lãnh thổ nơi đóng trụ sở chính của các tập đoàn đa quốc gia sẽ hưởng lợi.

Sáu là, cần đàm phán với từng công ty xuyên quốc gia chịu tác động của cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu để thỏa thuận về giải pháp cùng có lợi, thông qua chính sách và cơ chế thích hợp với quy định của UNCTAD, các hiệp ước đầu tư quốc tế và thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới mà Việt Nam tham gia.

Bảy là, cần định ra thời gian thực hiện các công việc có liên quan đến áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.

Chậm nhất đến ngày 30/6/2023 hoàn thành kiến nghị của Tổ công tác để Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án sửa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và luật thuế, cùng với các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư có liên quan.

Sau đó Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm để lấy ý kiến các đại biểu, làm các thủ tục biểu quyết thông qua việc sửa đổi nhiều luật bằng một luật để luật sửa đổi có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2024./.

分享到: