当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【tỉ số lyon】Xây dựng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 正文

【tỉ số lyon】Xây dựng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021

2025-01-25 11:36:17 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:595次

ld

Hỗ trợ sinh kế cho người dân thoát nghèo là nhiệm vụ quan trọng trong Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025.

Bổ sung thêm tiêu chí về việc làm

Ông Tô Đức - Chánh Văn phòng Giảm nghèo quốc gia (Bộ LĐ-TB&XH) đánh giá,âydựngchuẩnnghèođachiềugiaiđoạtỉ số lyon trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn 2016 - 2020 đã giảm rõ rệt, nếu như năm 2015 là 15,1%, đến năm 2019 là khoảng 8%, năm 2020 dự kiến là 7%. Chuẩn nghèo đa chiều áp dụng trong giai đoạn này đã giúp xác định và nhận diện được người nghèo và hộ nghèo một cách đa chiều, giúp đo lường được nghèo đói về thu nhập và cả thiếu hụt về các dịch vụ cơ bản.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chuẩn nghèo trong giai đoạn này đang bộc lộ các vấn đề. Thứ nhất, chuẩn nghèo về thu nhập trong giai đoạn này được xác định chỉ bằng 70% chuẩn mức sống tối thiểu năm 2015. Theo tính toán, chuẩn mức sống tối thiểu năm 2020 đã thay đổi rất nhiều, nên áp dụng chuẩn nghèo về thu nhập theo năm 2015 thì rất lạc hậu, không còn phù hợp cho giai đoạn hiện nay, cần phải thay đổi để áp dụng trong giai đoạn tới. Đặc biệt là, nhu cầu cơ bản của các hộ dân chưa được xác định trong chuẩn nghèo giai đoạn cũ, ví dụ như chiều thiếu hụt về việc làm. Việc làm là yêu cầu cơ bản quan trọng, đảm bảo người dân có thể nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, phải có việc làm, có sinh kế…

Ông Tô Đức cho biết, trong giai đoạn tới, tiêu chuẩn nghèo sẽ có những điều chỉnh. Thứ nhất, việc xác định mức sống tối thiểu của giai đoạn tới sẽ tiến tới nâng tiêu chí nghèo về thu nhập bằng chuẩn mức sống tối thiểu. Đây là mục tiêu chúng ta phấn đấu từ năm 1993 đến nay. Dự kiến mức sống tối thiểu 2 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị và 1,5 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn. Thứ hai là bổ sung chiều thiếu hụt về việc làm, ngoài 5 tiêu chí cũ. Cùng với đó, sẽ sửa đổi, bổ sung, thay thế một số tiêu chí bảo đảm đo lường chính xác, cụ thể giải quyết những vướng mắc về chuẩn nghèo thực hiện trong giai đoạn vừa qua.

“Thay đổi chuẩn nghèo là sẽ thay đổi cách thức xác định và bộ công cụ rà soát để làm cơ sở phân nhóm đối tượng hộ nghèo, trong đó đặc biệt hướng đến các nhóm chính như nhóm hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo có khả năng thoát nghèo, đối tượng hộ nghèo có khả năng lao động nhưng khả năng thoát nghèo là hạn chế. Chúng ta phải tách ra để có những giải pháp phù hợp. Đây là cơ sở để chúng ta xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo trong giai đoạn tới, là cơ sở để chúng ta xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương” - ông Tô Đức khẳng định.

Cần làm rõ tiêu chí về thu nhập

Ông Hoàng Xuân Thành - chuyên gia tư vấn về giảm nghèo cho rằng, nên xem lại từ “thu nhập” trong quy định về chuẩn nghèo. “Bản chất của việc đo lường này là chúng ta đo lường theo mức sống, tôi nghĩ nên dùng từ chi tiêu hay dùng từ mức sống, thì dễ hơn cho địa phương. Bởi vì thu nhập là doanh thu hoặc là lương trừ đi chi phí, hay giá bán của sản lượng nông nghiệp trừ chi phí, nhưng những người làm ăn xa, lương 5 - 7 triệu đồng/tháng, thực ra nếu trừ chi phí đi thì tiền gửi về nhà không còn bao nhiêu” - ông Thành nêu dẫn chứng.

Cũng theo ông Thành, nhiều hộ dân có thu nhập nhưng chưa chắc đã được tiêu vì còn phải trả nợ. Thực tế, chi tiêu để đảm bảo mức sống tối thiểu, chi tiêu cho lương thực và các nhu cầu cơ bản khác gần với khái niệm về chi tiêu hơn là khái niệm về thu nhập. Tại địa phương, khi điều tra hộ thu nhập khó khăn, các địa phương đã dùng cách là quay trở lại điều tra chi tiêu, đặc biệt là những hộ khai báo không trung thực.

Về chiều giáo dục, chuẩn nghèo đưa ra thiếu hụt về không tham gia các khóa đào tạo. Ông Thành cho rằng, cần làm rõ như thế nào là khóa đào tạo, khóa đào tạo 1 ngày, 2 ngày có được tính không. Do đó, nên thay đổi, quy định ít nhất phải là đào tạo nghề sơ cấp.

Về mặt y tế, ông Thành thống nhất đưa tiêu chí dinh dưỡng vào, nhưng chỉ cần đưa quy định về dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi.

Về chiều việc làm, đây là điểm mới. Ông Thành băn khoăn, phải làm rõ hợp đồng lao động là như thế nào, nếu không sẽ khó cho địa phương. Theo Bộ luật Lao động, kể cả giao kết bằng lời nói, bằng email cũng là hợp đồng lao động, đặc biệt là lao động ngắn hạn, chứ không nhất thiết là bản hợp đồng theo quy định của bảo hiểm xã hội.

Ông Thành cũng cho rằng, cần có tiêu chí xác định, rà soát lao động tự do, vì theo quy định mới sẽ bỏ sổ hộ khẩu, do đó, sổ tạm trú, tạm vắng cũng không còn tác dụng để dựa vào xác định theo các tiêu chí cũ.

Về tiêu chí viễn thông, ông Thành cho rằng, cần làm rõ khái niệm, người dân được sử dụng internet hay bắt buộc phải có thuê bao internet? Nếu sử dụng internet, có thể ra quán internet, ra trạm cũng là sử dụng, khái niệm thuê bao hay sử dụng là khác nhau. Do đó, nên xem xét lại, chỉ cần quy định có tài khoản để đăng nhập các dịch vụ viễn thông.

Đại diện Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam cho rằng, trong tiêu chí thu nhập có phân ra 2 khu vực thành thị và nông thôn, công cụ điều tra dựa trên xác định điểm số thu nhập. Tuy nhiên, trong thời gian qua, có những đối tượng có thu nhập nhưng xác định theo phương pháp này không xác định được, vì không có nhu cầu và điều kiện thụ hưởng. Ví dụ như 1 gia đình có thu nhập nhưng không có nhu cầu sử dụng đồ đạc tiện nghi. Do đó, công cụ rà soát phải thay đổi.

Đại diện Sở LĐ-TB&XH Thái Bình băn khoăn về tiêu chí giáo dục. Theo đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH, thiếu hụt về giáo dục là trong gia đình có 1 người từ 25 - 30 tuổi không có bằng trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Vị đại diện này cho biết, để xác định thì hơi khó. Thực tế ở địa phương, nhiều lao động học nghề trong các doanh nghiệp may mặc, giày da, sau khi học nghề xong, lại vào chính công ty đó làm việc, nên chỉ có chứng chỉ nghề mà không có bằng trung cấp nghề. Mặc dù thu nhập của họ được 4 đến 5 triệu đồng/tháng, vẫn đảm bảo tiêu chí thu nhập, nhưng các tiêu chí khác lại thiếu hụt.

“Trong chương trình giảm nghèo giai đoạn tới, chúng ta không đầu tư dàn trải mà đầu tư trọng tâm vào người nghèo, vào địa bàn nghèo, vào lõi nghèo, nên phạm vi, đối tượng hỗ trợ có thể kiểm soát được. Dự kiến chương trình này chúng ta sẽ giảm ngân sách so với chương trình cũ, chỉ bằng 78,3% so với giai đoạn trước. Chúng tôi tính toán, nguồn ngân sách để bảo đảm thực hiện các chính sách như bảo hiểm y tế, hỗ trợ miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền điện đều không tăng so với năm 2020. Trong giai đoạn tới, mỗi năm ngân sách sẽ chi 25.000 tỷ đồng để thực hiện giảm nghèo” - ông Tô Đức - Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo cho biết.

Bùi Tư

作者:World Cup
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜