当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【kết quả thi đấu cúp fa】Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2017 sẽ đạt trên 6,5%

kt vn 2017

Ông Trần Đình Thiên phát biểu tại cuộc tọa đàm. Ảnh: Mai Anh

Việt Nam vẫn là điểm sáng kinh tế

Tại tọa đàm,ăngtrưởngGDPcủaViệtNamnămsẽđạttrêkết quả thi đấu cúp fa bà Priyanka Kishore - cố vấn kinh tế của ICAEW đã công bố báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á cho thấy, triển vọng cho nền kinh tế ASEAN vẫn được đánh giá lạc quan nhưng thận trọng. Tăng trưởng của khu vực chủ yếu là do Malaysia và Thái Lan; trong khi đà tăng trưởng tại Singapore, Philippines, Việt Nam và Indonesia có chiều hướng giảm trong quý I/2017.

Nhìn chung, đà tăng trưởng của châu Á giảm do ảnh hưởng của sự suy thoái lan rộng của xuất khẩu và nhu cầu ở các quốc gia ổn định.

Đề cập đến tình hình kinh tế Việt Nam, bà Priyanka Kishore đưa ra đánh giá, trong những năm qua, mức tăng trưởng FDI là yếu tố cơ bản tạo nên tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Năm 2016, FDI tăng 9% đạt mức 24,4 tỷ USD, khẳng định sự tăng trưởng của thị trường Việt Nam về lâu dài và vị thế của thị trường này với tư cách một nguồn cung chi phí thấp cho hàng dệt may và các sản phẩm công nghiệp khác trong khu vực.

Sự tăng trưởng của khu vực tư nhân cần tiếp tục, vì các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng được triển khai nhằm mở rộng trong lĩnh vực giao thông, viễn thông và năng lượng. Tăng trưởng trung hạn của Việt Nam đang trên đà đạt trên 6,7% trong năm 2017 - 2018.

“Tăng trưởng xuất khẩu mạnh và đầu tư tiếp tục tăng giúp tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt trên 6,5% vào năm 2017, sau khi giảm xuống 6,2% vào năm 2016…” - bà Priyanka Kishore nhận định.

Theo bà Priyanka Kishore, Việt Nam vẫn là điểm sáng kinh tế trong khu vực, tuy nhiên cần phải quan tâm hơn đến những yếu tố tác động đến rủi ro đối với dự báo tăng trưởng. Điển hình như, thâm hụt tài chính vẫn ở mức cao; tỷ lệ nợ công và nợ nước ngoài trên GDP đã là 64,7% và 53,6% vào cuối năm 2016.

Các biện pháp sẵn có để điều chỉnh mức thâm hụt hiện tại, như cắt giảm ngân sách và tăng thuế cần được áp dụng hợp lý, tránh nguy cơ làm cho tăng trưởng GDP bị chậm lại.

Thách thức và triển vọng 2017

Tại cuộc tọa đàm, PGS. TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng đưa ra những đánh giá thực tế về bức tranh của nền kinh tế Việt Nam, với cả thách thức và triển vọng phát triển.

Theo ông Thiên, từ năm 2015 đến nay, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về kinh tế như thâm hụt ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài và nợ xấu cao. Khu vực doanh nghiệp (DN) trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề chi phí và tình trạng khu vực DN nhà nước thua lỗ. Nông nghiệp – nông thôn phải đối mặt hạn hán, xâm nhập mặn… Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2016 giảm, trong đó có nguyên nhân sâu xa, cơ bản là thực lực DN Việt yếu; cơ chế chính sách chưa thực sự thông thoáng, thủ tục hành chính còn phiền hà…

“Hệ quả là sự liên kết giữa khu vực DN nội địa và DN FDI chưa đồng đều, chưa hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển; tăng trưởng GDP quý 1/2017 chỉ đạt 5,1% thấp nhất so 2 năm gần đây…” - ông Thiên chia sẻ.

Đề cập đến triển vọng kinh tế 2017, ông Thiên cho rằng, Chính phủ đã và đang có những quyết sách đúng hướng để giải quyết những vấn đề hệ trọng của quốc gia như thâm hụt ngân sách, nợ công, nợ xấu… Tập trung cải cách chi tiêu ngân sách, ưu tiên hơn so với nỗ lực thu ngân sách.

“Đặc biệt quan trọng là Thủ tướng Chính phủ nêu bật tinh thần “Chính phủ kiến tạo phát triển”, phục vụ DN, phục vụ người dân; phong trào “Quốc gia khởi nghiệp”. Nhờ đó, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2017 đã có 31.500 DN thành lập mới. Hơn nữa, Chính phủ đã thông qua Đề án tái cơ cấu DN nhà nước giai đoạn 2016 – 2020; chỉ đạo đẩy mạnh ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch (mũi nhọn phát triển kinh tế). Đây là mục tiêu và động lực để Việt Nam tăng trưởng trong năm 2017 và những năm tiếp theo…” - ông Thiên nói./.

Ngọc Linh

分享到: