【lịch bóng đá atalanta】Thiết thực chung tay bảo vệ môi trường

时间:2025-01-10 09:42:27 来源:Empire777

Không chỉ là những khẩu hiệu suông mà thời gian gần đây,ếtthựcchungtaybảovệmitrườlịch bóng đá atalanta hội viên phụ nữ thị xã Long Mỹ đã có những việc làm thiết thực trong bảo vệ môi trường.

Vỏ ốc được chị Dương Thị Tám chất thành đống, phơi khô và đốt.

Trước đây, việc đi lại của người dân qua tuyến kênh ở ấp Tân Hòa, xã Tân Phú rất khó khăn vì vỏ ốc bươu vàng nổi dày đặc dưới kênh, còn các hộ dân sống ở đây thì thường xuyên phải chịu cảnh hôi thối. Nhưng 2 năm nay, tình trạng này không còn nữa vì toàn bộ vỏ ốc đã được người dân vớt lên để ủ, rồi đốt làm phân bón cho cây trồng. Ý tưởng này được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Phú phát động và nhận được sự hưởng ứng tích cực của hội viên và người dân.

Chị Dương Thị Tám, ở ấp Tân Hòa, xã Tân Phú, nói: “Gia đình tôi thu mua ốc bươu vàng từ 5 năm nay. Trước đây, toàn bộ vỏ ốc sau khi được lể ra thì thường đổ xuống kênh, đổ tràn lan trên bờ làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến bà con trong ấp. Nhưng khoảng 2 năm nay, gia đình tôi thường đốt vỏ ốc để bón cho cây nên trên tuyến kênh này giờ không còn vỏ ốc trôi lềnh bềnh nữa”.

Còn chị Nguyễn Thị Hoàng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hòa, nói: “Trước đây, ý thức của hầu hết chị em phụ nữ kém lắm, rác thải trong sinh hoạt hay xác súc vật chết đều vứt xuống kênh. Gần đây, chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các chị phân loại rác thải, không vứt rác bừa bãi và phải chôn lấp xác động vật. Ngoài ra, chúng tôi còn thường xuyên vớt rác dưới kênh, do đó cũng nâng cao được ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường”.

Đám rau quế đất, diếp cá, rau cần,... không sử dụng phân hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn xanh tốt là thành quả của bà Mai Thị Tuyết Nga, ở ấp 7, xã Long Trị A, ủ rác thải hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày để bón. Bà Nga nói: “Trước đây, rau trồng được bón bằng các loại phân hóa học, sau khi hết phân thì rau không được ngon. Gần 1 năm nay, khi bón phân hữu cơ, rau lúc nào cũng xanh mượt, tươi tốt”.

Đặc biệt, trong quá trình trồng rau, bà Nga không hề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu. Nếu có hiện tượng sâu bệnh, bà pha nước muối loãng vào chiều tối để xịt lên.

Hai thùng đựng rác được đặt gần nhau ở sàn nước được bà Nga dùng đựng các loại rác thải. Sau khi phân loại, rác hữu cơ được dồn vào can để ủ, còn rác vô cơ được đổ ra lò đốt rác. Sau khi ủ từ 2-4 tháng, nước phân hữu cơ được chắt ra pha với nước để tưới cho rau trồng quanh nhà. Việc làm này không chỉ giúp giữ gìn vệ sinh môi trường, mà còn giúp cho gia đình bà có rau sạch để ăn và bán cho bà con lối xóm.

Đến nay, trên 80% hội viên phụ nữ thị xã Long Mỹ đã biết phân loại và xử lý rác thải đúng quy định, nhiều hộ còn xây dựng được hố rác gia đình, hố rác liên gia. “Các chi hội cũng thường xuyên thành lập nhóm đi tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ môi trường và vớt rác thải, xác động vật ở các tuyến kênh, góp phần bảo vệ môi  trường ở xóm ấp”, bà Ngô Thị Thủy, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Long Mỹ, cho biết. 

Chính từ những việc làm nhỏ của hội viên hội phụ nữ thị xã Long Mỹ đã tác động rất lớn, góp phần làm cho môi trường sống ngày càng lành mạnh, sạch, đẹp.

Bài, ảnh: NGUYÊN HÀ

推荐内容