您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kqbdd】Xuất khẩu: Nhìn lại và đi tới 正文

【kqbdd】Xuất khẩu: Nhìn lại và đi tới

时间:2025-01-26 01:25:59 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Chuyển đổi xanh để xuất khẩu bền vững Xuất khẩu: Nhìn lại và đi tới - Bài 1: Một năm khó khăn Xuất k kqbdd

Chuyển đổi xanh để xuất khẩu bền vững Xuất khẩu: Nhìn lại và đi tới - Bài 1: Một năm khó khăn Xuất khẩu: Nhìn lại và đi tới - Bài 2: Nông sản thắng lớn - Trụ đỡ của xuất khẩu 2023 Doanh nghiệp lo giữ đơn hàng xuất khẩu trong năm 2024
Hoạt động bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tân Cảng Cát Lái. 	Ảnh: TTXVN
Hoạt động bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tân Cảng Cát Lái. Ảnh: TTXVN

Phục hồi trong thận trọng

Thực tế những thăng trầm của năm 2023 đặt gánh nặng lên rất nhiều ngành hàng, doanh nghiệp khi phải “cân não” lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Năm 2024 dệt may được kỳ vọng phục hồi trong sự thận trọng, với dự báo về sự “ấm dần” của thị trường. Do đó, ngành dệt may mạnh dạn đặt ra mục tiêu kim ngạch đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với 2023.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà: Chuyển đổi xanh để thích ứng dòng chảy của thời đại

Xuất khẩu: Nhìn lại và đi tới - Bài cuối: Chủ động trước cơ hội và rủi ro từ thị trường

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tri thức đang là dòng chảy chính của thời đại được thúc đẩy bởi khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chúng ta phải hội nhập, phải thể chế hóa, phải đảm bảo tính thống nhất, tiêu chuẩn hóa sản phẩm với các thị trường. Đặc biệt, các cơ quan đại diện, thương vụ đóng vai trò quan trọng trong xúc tiến thương mại, hoàn thiện các chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng như dự báo tiềm năng, yêu cầu của các thị trường nhập khẩu; tận dụng hiệu quả các FTA đã ký kết trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất, hài hoà hoá với tiêu chuẩn quốc tế chung.

(Trích phát biểu của Phó Thủ tướng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương)

Ngọc Linh (ghi)

Với ngành thủy sản, mặc dù xuất khẩu khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn. Theo bà Vương Thị Oanh, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), khó khăn này dự kiến kéo dài từ nay đến cuối năm và sang cả năm 2024.

Ngành gỗ cũng kỳ vọng, thị trường Hoa Kỳ phục hồi góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan hơn, bởi trị giá xuất khẩu sang thị trường này chiếm 53,7% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Theo Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, theo dự báo, kinh tế thế giới năm 2024 sẽ vẫn phải đối mặt với không ít rủi ro đến từ nhiều nguyên nhân như xung đột quân sự, căng thẳng địa chính trị, suy thoái kinh tế… Tuy nhiên, việc Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) ngừng tăng lãi suất trong 3 kỳ điều chỉnh liên tiếp và phát đi dấu hiệu có thể sẽ giảm lãi suất trong năm 2024 để thúc đẩy tăng tưởng có thể sẽ tạo ra tác động dây chuyền, lan tỏa buộc Ngân hàng Trung ương các nước sẽ đồng thuận giảm lãi suất. Đây là tín hiệu tích cực, giúp lấy lại đà tăng trưởng của các quốc gia, sẽ gián tiếp tác động đến xuất khẩu của ngành gỗ của Việt Nam vào các thị trường này, trong đó có Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, tỷ lệ hàng tồn kho tại Hoa Kỳ dự báo tiếp tục giảm dần từ cuối năm 2023. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ vào Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Cần tận dụng tốt các FTA, thích ứng điều kiện mới

Kỳ vọng xuất khẩu phục hồi năm 2024 là có khả quan khi nhiều ngành hàng đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường, tận dụng các FTA để gia tăng lợi thế xuất khẩu. Tuy nhiên, việc thâm nhập sâu rộng tới nhiều thị trường một mặt giúp hàng hóa trong nước hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng đi đôi với đó là những rủi ro về lừa đảo thương mại; áp lực về gia tăng các vụ việc phòng vệ thương mại hay những tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường về xuất khẩu xanh đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động thích ứng.

Theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, câu chuyện lừa đảo ở đâu cũng có thể xảy ra, và bất kể thị trường nào. Đặc biệt trong ngành hồ tiêu, gia vị thì thị trường Trung Đông, đại diện là Dubai là thị trường có tính chất rủi ro rất lớn. Đây là một điểm kết nối giao dịch cho toàn bộ khu vực các nước Hồi giáo, Trung Đông và khu vực Trung Á, kể cả một số nước châu Âu.

Ở góc độ cơ quan thương vụ tại nước ngoài, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha cho biết, gần 3 năm qua, Thương vụ trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xử lý 7 vụ việc, trong đó 5 vụ điều, 1 vụ hồ tiêu đen và1 vụ gang đúc. Qua các vụ việc cho thấy các yếu tố có thể cấu thành rủi ro bị lừa đảo trong thương mại quốc tế là sự cạnh tranh ngày càng nhiều trong bán hàng và tâm lý nóng vội muốn bán ngay dẫn đến khi đàm phán và đưa ra các điều khoản lỏng lẻo, sơ hở trong hợp đồng, nhất là về phương thức thanh toán, đặt cọc, điều kiện giao hàng tại cảng đến. Yếu tố nữa doanh nghiệp chưa quan tâm đến xác minh một cách đầy đủ, thậm chí không xác minh đối tác nước ngoài về tư cách pháp nhân, đại diện pháp luật, năng lực tài chính, hoàn thành nghĩa vụ thuế sở tại, doanh thu, kinh nghiệm và uy tín làm ăn quốc tế…

Tương tự, khi Việt Nam tham gia vào các FTA cũng khiến cho doanh nghiệp của Việt Nam có nguy cơ bị điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Bộ Công Thương thông tin, tính đến tháng 11/2023, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 238 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường, trong đó, đứng đầu là các vụ điều tra chống bán phá giá (132 vụ việc), tiếp đó là các vụ việc tự vệ (48 vụ việc), chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (35 vụ việc) và chống trợ cấp (23 vụ việc).

Bên cạnh số lượng lớn vụ việc nước ngoài điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, một số thị trường xuất khẩu lớn, trong đó có thị trường Hoa Kỳ cũng tăng cường các hoạt động điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Cùng với đó, hiện nay vấn đề tăng trưởng xanh, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu hướng trên toàn cầu như một giải pháp tích cực nhằm giảm phát thải nhà kính, nâng cao năng lực chống chịu và tính sáng tạo của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon và phát triển bền vững. Xu hướng phát triển này đã và đang hình thành nên “luật chơi” mới về thương mại và đầu tư”. Nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới đã đặt ra những quy định liên quan đến môi trường khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu như chính sách tăng trưởng xanh châu Âu, thỏa thuận xanh châu Âu kèm theo các cơ chế chương trình như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (Carbon Border Adjustment Mechanism - CBAM); Chiến lược từ Trang trại đến bàn ăn (Farm to Fork); Kế hoạch Hành động kinh tế tuần hoàn (Circular Economy Action Plan) hay Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030... Do đó, theo Bộ Công Thương, để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các nước xuất khẩu cần thay đổi tư duy, quan tâm tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng, trong thương mại quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của thị trường.

Ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính): Chính sách thuế giúp khuyến khích đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

Xuất khẩu: Nhìn lại và đi tới - Bài cuối: Chủ động trước cơ hội và rủi ro từ thị trường

Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và giá của nhiều nhóm hàng hóa là tư liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, nhiều quốc gia trên thế giới đã liên tục đưa ra các biện pháp để hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tổng cầu và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô trong nước. Nhiều giải pháp tài khóa “chưa có tiền lệ”, trong đó các giải pháp về thuế, đã được các quốc gia trên thế giới xây dựng, triển khai thực hiện. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này.

Theo đó, thời gian qua, Việt Nam đã sử dụng khá hiệu quả các công cụ của chính sách tài khóa. Đồng thời, duy trì được sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách có liên quan trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách về thuế, phí và lệ phí để giảm nghĩa vụ thuế trực tiếp và gián tiếp cho người dân, doanh nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn như thực hiện các biện pháp về miễn một số khoản thuế, bao gồm các khoản thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu…

Việc sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế đã chú trọng đến các yêu cầu: Nuôi dưỡng và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; đảm bảo minh bạch, đơn giản, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; khuyến khích đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu; phù hợp với thông lệ quốc tế; thúc đẩy công bằng xã hội, thực hiện điều tiết hợp lý thu nhập và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Nhờ đó, đến nay, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống thuế khá đồng bộ, phù hợp với bối cảnh và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, các “mô hình kinh doanh mới” và các giao dịch xuyên biên giới dựa trên nền tảng công nghệ số xuất hiện ngày càng nhiều. Sự phát triển thương mại điện tử dẫn đến sự ra đời nhiều loại hình dịch vụ, đặt ra nhiều thách thức với cơ quan thuế trong việc xác định bản chất giao dịch, vai trò của từng bên tham gia giao dịch, doanh thu, chi phí, thu nhập để vừa quản lý thu thuế phát sinh với hoạt động này, vừa tạo công bằng trong môi trường kinh doanh cũng như tạo thuận lợi cho loại hình kinh doanh này phát triển. Các quy định về quản lý giao dịch qua biên giới cần được nghiên cứu, điều chỉnh để ứng phó với các xu thế mới, nhất là khi yêu cầu về “sự hiện diện vật lý” trong xác định cơ sở thường trú không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay.

(Trích tham luận tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2023 tổ chức vào tháng 11/2023)

Hương Dịu (ghi)

Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương): Thông tin kịp thời - hành trang vào thị trường quốc tế

Xuất khẩu: Nhìn lại và đi tới - Bài cuối: Chủ động trước cơ hội và rủi ro từ thị trường

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng vào thương mại quốc tế, hàng loạt FTA đã được ký kết mở cánh cửa giao dịch thương mại quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội rất lớn, tuy nhiên đi kèm theo đó là các rủi ro, trong đó hiện hữu nhất chính là rủi ro liên quan đến gian lận và lừa đảo trong thương mại quốc tế.

Trong 2004 và các năm tiếp theo, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai một số hoạt động để hỗ trợ cho doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường. Bộ sẽ giao cho cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu mang tầm quy mô lớn, hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn, tiếp tục triển khai các hoạt động tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế lớn của nước ngoài trong các lĩnh vực chuyên ngành như: nông sản, đồ uống, thực phẩm; ngành nghề như: công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, dệt may… là những ngành nghề, sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh, để thúc đẩy giao thương của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài được nhiều hơn.

Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền cho các địa phương, cho cộng đồng doanh nghiệp, cho xã hội hiểu rõ hơn về thương mại quốc tế, các vấn đề cần lưu tâm khi tham gia vào thị trường quốc tế; cũng như các khuyến nghị liên quan đến thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các lĩnh vực, ngành hàng cụ thể. Để từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động phát triển kinh tế nói chung.

Ngọc Linh (ghi)

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA): Giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiếp cận vốn vay

Xuất khẩu: Nhìn lại và đi tới - Bài cuối: Chủ động trước cơ hội và rủi ro từ thị trường

Lĩnh vực xuất nhập khẩu là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên, do đó, ngân hàng xác định phải dành nguồn đầu tư cho lĩnh vực này. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp sản xuất để xuất hàng sang những khu vực đã có FTA, đây là một trong những đối tượng khách hàng được ngân hàng có chính sách cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, hiện thấp nhất là 4%/năm.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 11/2023, tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu đạt khoảng 322 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,53%, tăng 11,61% so với cuối năm 2022, cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành. Hơn nữa, nhiều ngân hàng đã dành hẳn một nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho lĩnh vực này, chẳng hạn như gói tín dụng 15.000 tỷ đồng hỗ trợ lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng đã áp dụng dịch vụ bao thanh toán, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất nhập khẩu.

Vì thế, với điều kiện thanh khoản dồi dào, lại là đối tượng ưu tiên và lãi suất thấp, cơ hội để doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng là rất lớn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện để đáp ứng theo các quy định và tiêu chuẩn cho vay thì ngân hàng cũng không cho vay được. Ngân hàng có thể chia sẻ, tháo gỡ khó khăn nhưng không thể hạ chuẩn điều kiện cho vay.

Do đó, các doanh nghiệp cần cơ cấu lại hoạt động, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng, đảm bảo tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Ngoài ra, Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương mở rộng, đẩy mạnh và phát triển Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, để bảo lãnh cho các doanh nghiệp khó khăn, thiếu điều kiện vay vốn được tiếp cận vốn tín dụng.

Hương Dịu (ghi)