【giải bangalore super division ấn độ】Nên học tập cách đào tạo, tư vấn nghề của Nhật Bản
Thực hiện chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản, Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam tổ chức đoàn 15 đại biểu thanh niên Việt Nam tham gia nhóm đào tạo nghề trong khuôn khổ “Chương trình đào tạo lãnh đạo trẻ” năm 2014 từ ngày 1-18/12/2014 tại Nhật Bản, do Tổ chức JICA tài trợ.
Thực hiện chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản, Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam tổ chức đoàn 15 đại biểu thanh niên Việt Nam tham gia nhóm đào tạo nghề trong khuôn khổ “Chương trình đào tạo lãnh đạo trẻ” năm 2014 từ ngày 1-18/12/2014 tại Nhật Bản, do Tổ chức JICA tài trợ.
Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Chí Công cho biết, mục đích chương trình là thúc đẩy, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ của các quốc gia đang phát triển gánh vác việc xây dựng đất nước trong tương lai, thông qua việc thực hiện đào tạo nền tảng để họ có kinh nghiệm và hiểu rõ kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn. Ðoàn đã tìm hiểu khái quát về đào tạo nghề và thực trạng hiện nay của hệ thống giáo dục tại Nhật; tìm hiểu kinh nghiệm, bối cảnh xã hội của Nhật Bản trong lĩnh vực tương ứng, thông qua các chuyến tham quan các địa điểm đào tạo và trao đổi ý kiến với các bên liên quan.
Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam tham quan thực tế tại các địa điểm đào tạo nghề tại Nhật Bản. |
- Xin anh thông tin về những điều “mắt thấy tai nghe” có liên quan đến công tác thanh niên sau chuyến đi Nhật Bản vừa qua?
Anh Nguyễn Chí Công:Cách thức đào tạo nghề và giải quyết việc làm của Nhật rất hay. Chẳng hạn, việc phân luồng đào tạo nghề ngay từ trên ghế nhà trường. Họ phân luồng học sinh và định hướng học nghề, cao đẳng nghề ngay sau bậc trung học. Rất nhiều trường tại đây thực hiện lồng ghép vừa đào tạo văn hoá, vừa đào tạo nghề.
Sau 3 năm học THPT, ra trường, học sinh đồng thời hoàn thành chương trình cao đẳng nghề, sẵn sàng đi làm. Trong suốt thời gian học, họ được thực hành rất nhiều, điều kiện cơ sở vật chất rất đầy đủ. Ðối với học sinh muốn theo học đại học, có thể tiếp tục với nghề sẵn có và thẳng tiến phát triển.
Bên cạnh đó, tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động tại Nhật, hay khi đầu tư ra nước ngoài (trong đó có Việt Nam), khi nhận lao động, họ sẽ đào tạo lại hoàn toàn. Không cần biết người lao động (NLÐ) đã học trình độ gì, bằng cấp gì, giỏi hay khá, khi vào làm việc phải học lại. Bởi, họ cho rằng, những kiến thức đã học trên ghế nhà trường hoặc qua các trường lớp gọi là kiến thức nền tảng, những kiến thức cơ bản.
Do đó, khi vào công ty, doanh nghiệp làm phải đào tạo theo chương trình từ 3-6 tháng. Theo đó, các vị trí công việc được bố trí theo khả năng học việc của NLÐ tại công ty. Tôi được biết, một số doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang đầu tư tại Việt Nam nhận lao động cũng theo phương thức này, hiệu quả rất cao. NLÐ Nhật Bản xác định và ý thức rằng, khi đã lựa chọn ngành nghề, nơi làm phù hợp sẽ cống hiến, gắn bó suốt đời. Ở Việt Nam, điều này còn hạn chế.
Tại Nhật, trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm còn có một hệ thống gọi là Hello Work (tạm hiểu như trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm của Việt Nam), nhưng họ làm khoa học hơn, tiếp cận được rộng rãi tất cả đối tượng trong xã hội, kể cả người khuyết tật, nhằm khuyến khích tối đa tinh thần làm việc.
Thông qua hệ thống này, những người thất nghiệp được tiếp cận đến trung tâm, hoặc qua mạng internet để tìm việc, NLÐ thấy sức mình phù hợp những công việc gì, thời gian nào, bao lâu, định mức lương, để tự giới thiệu nhu cầu việc làm với các công ty, khi được đáp ứng, NLÐ trực tiếp nộp hồ sơ. Trường hợp, NLÐ muốn đi học nghề, Nhật Bản có các hệ thống trường nghề, trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập, và dân lập đào tạo nghề hầu như miễn phí cho NLÐ với thời gian từ 3-6 tháng.
Học xong, NLÐ được liên kết với thị trường lao động. Kể cả người khuyết tật có hẳn trường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm sau khoá học. Công ty, doanh nghiệp sẵn sàng nhận người khuyết tật có tay nghề. Họ thiết kế nhà xưởng thuận lợi, khuyến khích người khuyết tật làm việc.
- Anh đánh giá thế nào về công tác đào tạo nghề tại Việt Nam hiện nay?
Anh Nguyễn Chí Công: Tôi cho rằng, Nhật Bản có rất nhiều yếu tố phát triển vượt bậc mà Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm để áp dụng. Thực tế, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” tại Việt Nam rất phổ biến, cần sự đẩy mạnh phân luồng trong giáo dục, đòi hỏi các cấp, các ngành phải tham gia, kiên quyết khắc phục.
Cái khó nhất của việc phân luồng chính là tâm lý của các gia đình khi có con đi học bắt buộc phải có bằng đại học, không muốn cho con học nghề. Thứ hai, các trường đào tạo nghề, cơ sở vật chất, hướng đào tạo chưa sát nhu cầu xã hội.
Nhật Bản không coi trọng việc làm trái nghề, bởi họ xem đào tạo đại học chỉ mang tính cơ bản, khi vào làm phải đào tạo lại, và nếu học tốt đại học ra trường khi tiếp cận ngành nào cũng nhanh, đây là cách giáo dục được đánh giá cao. Phương tiện, điều kiện dạy học, ăn ở sinh hoạt cho học viên, cho đến công tác liên kết việc làm của các trường nghề của Việt Nam cũng chưa tốt, trong khi là đất nước có tiềm năng lao động dồi dào. Tôi cho rằng, thanh niên Việt Nam cần học hỏi rất nhiều: nên xác định cho mình nghề phù hợp năng lực, không phải chỉ có con đường đại học mới thành công, đừng để có sự tác động của gia đình, cần có khả năng và sự định hướng nghề mà xã hội đang cần.
Song song đó, cần thay đổi tích cực thái độ làm việc tác phong công nghiệp hơn như: giờ giấc, tính trung thành... Nhật Bản đánh giá rất cao NLÐ Việt Nam đang làm việc tại các công ty của họ, khi đã được học hỏi đào tạo, NLÐ Việt Nam chấp hành tốt, tính thích nghi cao. Ðiều này được ghi nhận khi chúng tôi trao đổi tại hội thảo về bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành công nghiệp ở Việt Nam có sự kết nối trực tiếp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam; và ngay chính người Việt Nam đang làm lãnh đạo tại các công ty của Nhật chia sẻ kinh nghiệm.
- Với những điều “tích góp” được sau chương trình, anh có hướng áp dụng như thế nào tại địa phương?
Anh Nguyễn Chí Công:Với tình hình thực tế tại địa phương, trước mắt, sẽ đưa vào công tác chỉ đạo, thực hiện giúp thanh niên Cà Mau một số nội dung: đối với công tác đào tạo nghề, tham mưu với các cấp, các ngành đi theo hướng tập trung chỉ đạo đào tạo nghề đúng với thực chất nhu cầu xã hội. Ðơn cử, Cà Mau kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thuỷ sản, cần đào tạo nhiều và chuyên sâu những ngành phù hợp. Tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và giúp học sinh lựa chọn đúng ngành, đúng nghề, đúng năng lực.
Học hỏi theo mô hình của Nhật, hướng tới, sẽ xem xét, tìm phương cách và định hướng thành lập trung tâm hoặc theo hình thức câu lạc bộ hướng nghiệp, tư vấn việc làm dành riêng cho đoàn viên thanh niên, đặc biệt đối tượng nông thôn, thanh niên khuyết tật… Ðể thực hiện hiệu quả điều này, Ðoàn, Hội rất cần sự phối hợp, hỗ trợ, quan tâm của các cấp, các ngành.
- Xin cảm ơn anh!./.
Băng Thanh thực hiện
相关推荐
- Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- Cách tra cứu thông tin cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia
- Tăng trưởng GDP 6
- BHXH Việt Nam: Không yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính
- Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- Bộ Tài chính lý giải tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm thấp
- Standard Chartered khẳng định hỗ trợ các mục tiêu về biến đổi khí hậu của Việt Nam
- Thực thi Thuế suất tối thiểu toàn cầu