设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > La liga > 【kq anh b】Khơi thông nguồn lực mới có thể hiện thực hóa phát thải ròng bằng “0” 正文

【kq anh b】Khơi thông nguồn lực mới có thể hiện thực hóa phát thải ròng bằng “0”

来源:Empire777 编辑:La liga 时间:2025-01-25 23:22:33
Đề xuất loại bỏ 14.120 MW nhiệt điện than để đạt phát thải ròng bằng “0”
Hoa Kỳ cam kết giúp Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu tại COP26
Chuyên gia nước ngoài đánh giá cao cam kết của Việt Nam tại COP26
Khơi thông nguồn lực mới có thể hiện thực hóa phát thải ròng bằng “0”
Toàn cảnh hội thảo

Cần 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2040

Phát biểu tại Hội thảo “Tác động của COP26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh” sáng ngày 17/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết: dự báo, nhu cầu năng lượng và nhu cầu điện của Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng nhanh. Song song với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, Việt Nam cũng đang xây dựng Chương trình chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ tới năm 2050.

Tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu COP26 được tổ chức tại Glasgow (Vương quốc Anh) vào tháng 11/2021, Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá, để hiện thực hóa được các mục tiêu về chuyển đổi năng lượng và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 như đã cam kết, vấn đề lớn nhất chính là nguồn lực thực hiện.

Về tổng thể, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam vừa mới công bố (CCDR) cho thấy: tổng nhu cầu tài chính tăng thêm của Việt Nam để xây dựng khả năng chống chịu và khử các bon, hướng tới phát thải ròng bằng “0” có thể lên tới 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2040, hay xấp xỉ 6,8% GDP mỗi năm.

Trong đó, riêng lộ trình xây dựng khả năng chống chịu sẽ chiếm khoảng 2/3 số tiền này vì cần huy động lượng vốn đáng kể để bảo vệ tài sản và cơ sở hạ tầng cũng như những người dân dễ bị tổn thương. Chi phí của lộ trình khử các bon chủ yếu phát sinh từ ngành năng lượng gồm chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo và quản lý quá trình chuyển dịch ra khỏi năng lượng than, có thể tiêu tốn khoảng 64 tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2040.

Phải có cam kết hỗ trợ tài chính của nước ngoài

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, chuyển dịch năng lượng không chỉ là vấn đề của nội bộ ngành năng lượng, mà chính là chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế từ mô hình thâm dụng nhiều năng lượng sang mô hình sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.

Các tính toán của Bộ Công Thương cho thấy, nhu cầu điện và năng lượng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của Việt Nam trong những năm sắp tới. Đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhu cầu cao như vậy là thách thức lớn.

Vì vậy, xây dựng chiến lược phát triển và chuyển dịch năng lượng phù hợp, khả thi, bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước là nhiệm vụ có tính quan trọng bậc nhất của Việt Nam.

“Tôi muốn lưu ý tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc hợp tác nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ năng lượng trên phạm vi toàn cầu (đặc biệt là công nghệ sản xuất điện năng qui mô lớn từ các nguồn năng lượng sơ cấp mới như Hydro, Amoniac, công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến, công nghệ hấp thụ và lưu trữ CO2,...), đồng thời phải nâng cao nhận thức về tính cấp bách của việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế ”, ông Đặng Hoàng An nói.

Nhấn mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững là trách nhiệm của tất cả các bên liên quan từ Trung ương đến địa phương, các ngành, các cấp, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cộng đồng người dân, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, cần nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân và doanh nghiệp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hướng đến tiêu dùng xanh, lối sống xanh, sử dụng các sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường.

Một yếu tố quan trọng khác được bà Bích Ngọc đề cập tới là, quá trình chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững muốn thành công cần phải có sự cam kết hỗ trợ về mặt tài chính/kỹ thuật thực sự từ các quốc gia phát triển.

Thực tế, đóng góp phát thải khí nhà kính của Việt Nam rất nhỏ, chỉ khoảng 0,8% so với tổng lượng phát thải của toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam lại là một trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu trên thế giới, đứng thứ 13 trong số 180 quốc gia theo Chỉ số Rủi ro khí hậu Toàn cầu Germanwatch giai đoạn 2000-2019.

“Do vậy, trong thời gian tới Việt Nam mong muốn nhận được hỗ trợ về tài chính/kỹ thuật một cách thỏa đáng từ các đối tác phát triển để triển khai thành công lộ trình chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Xung quanh câu chuyện chuyển dịch năng lượng xanh của Việt Nam, hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, bà Trần Hồng Việt, Phụ trách năng lượng, khí hậu và tăng trưởng xanh, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam khuyến nghị ở giai đoạn từ nay đến 2030: ngành điện cần đạt đỉnh phát thải trước 2035 và trước các ngành khác; chỉ xây dựng các nhà máy điện khí và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) mới ở mức tối thiểu; tăng tối đa công suất điện mặt trời trang trại và điện gió; tăng cường và mở rộng lưới truyền tải; điện hóa giao thông đường bộ.

Giai đoạn sau năm 2030: phát triển hệ thống tích trữ năng lượng; phát triển điện gió ngoài khơi quy mô lớn; sản xuất hydro xanh và các nhiên liệu điện phân khác; khử các bon trong vận tải thủy và hàng không.

Tại Hội nghị COP26, các cam kết chủ yếu của Việt Nam gồm: đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050; không xây mới điện than từ 2030 và loại bỏ dần điện than từ 2040; tuyên bố về rừng và sử dụng đất; tham gia Liên minh thích ứng toàn cầu; giảm 30% khí thải mê tan vào 2030 so với mức năm 2020.
热门文章

1.6618s , 7587.1875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kq anh b】Khơi thông nguồn lực mới có thể hiện thực hóa phát thải ròng bằng “0”,Empire777  

sitemap

Top