您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【đá banh trực tiếp ngày hôm nay】Việt Nam chưa gặp vấn đề lớn về số lượng việc làm 正文

【đá banh trực tiếp ngày hôm nay】Việt Nam chưa gặp vấn đề lớn về số lượng việc làm

时间:2025-01-10 19:42:49 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Việt Nam có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lớn nhưng còn gặp vấn đề về chất lượng việc làm. Ảnh m đá banh trực tiếp ngày hôm nay

viec lam

Việt Nam có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lớn nhưng còn gặp vấn đề về chất lượng việc làm. Ảnh minh họa: Mai Đan

Thông tin tại hội thảo tham vấn Báo cáo Tương lai bức tranh việc làm của Việt Nam,ệtNamchưagặpvấnđềlớnvềsốlượngviệclàđá banh trực tiếp ngày hôm nay do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức, ngày 7/2.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao

Tại hội thảo, bà Wendy Cunningham, Chuyên gia WB, trưởng nhóm thực hiện báo cáo cho biết, Việt Nam hiện nay chưa gặp vấn đề lớn về số lượng việc làm, phần lớn người Việt Nam đều có việc làm nếu muốn làm việc, điều này cũng thể hiện ở việc Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp thấp và có việc làm cao. Trong khi 80% dân số Việt Nam trên 14 tuổi đang có việc làm thì ở các nước có điều kiện tương đồng, chỉ có 65% đối tượng ở độ tuổi này tham gia thị trường lao động.

Tỷ lệ lao động của Việt Nam cao một phần có được nhờ tỷ lệ cao phụ nữ tham gia lực lượng lao động. Khoảng 76% phụ nữ Việt Nam từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm so với mức bình quân toàn cầu là 50%.

Tuy nhiên, Việt Nam đang gặp vấn đề về chất lượng việc làm khi phần lớn việc làm đều nằm trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ có giá trị gia tăng thấp. Trong đó, 75% số việc làm nằm ở các hộ nông nghiệp, hộ kinh doanh hay những công việc không có hợp đồng. Hạn chế về tài sản sở hữu, quy mô cùng nhiều yếu tố khác đang cản trở khả năng nâng cao giá trị gia tăng cho những loại hình công việc này.

Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp khu vực chính thức cũng làm ra những hàng hóa có giá trị gia tăng thấp, khoảng 75% các công việc trong lĩnh vực sản xuất nằm ở ngành lắp ráp, tức là hoạt động có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Thực tế, chỉ có 10% số việc làm ở Việt Nam là công việc có chuyên môn trong vị trí quản lý.

Tạo việc làm phải đi liền với chất lượng

Từ những thực tế này, nhóm chuyên gia của WB nhận định, bức tranh việc làm của Việt Nam trong tương lai sẽ khá giống hiện nay khi những việc làm trong ngành lắp ráp có giá trị gia tăng thấp nhiều khả năng sẽ tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, tình huống khác là nếu Việt Nam đầu tư ngay từ bây giờ để sẵn sàng đón nhận các xu hướng lớn đang xuất hiện thì sẽ tạo ra những việc làm tốt hơn.

Báo cáo cũng đề xuất nhiều nhóm giải pháp để tạo ra những việc làm tốt hơn, có phạm vi đối tượng rộng hơn cho Việt Nam. Đó là, tạo điều kiện cho việc phát triển một bộ phận doanh nghiệp trong nước vững mạnh tham gia vào các hoạt động có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, tạo thuận lợi cho việc kết nối doanh nghiệp giữa các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Đồng quan điểm, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, giải quyết vấn đề việc làm phải xuất phát từ vấn đề kinh tế, trong đó có chuyển đổi cơ cấu,quy hoạch phát triển doanh nghiệp để tạo ra nhiều việc làm. Cùng với đó là phải tiến tới nâng cao chất lượng việc làm tốt hơn. “Trong các báo cáo luôn nói rằng số người có việc làm của Việt Nam cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, đọc qua có vẻ yên tâm với tình hình việc làm nhưng thực sự còn tiểm ẩn rất nhiều nguy cơ. Chúng ta có nhiều việc làm nhưng đa số việc làm chưa tốt với tay nghề chưa cao, tiền lương thấp và những rủi ro về an toàn lao động”, ông Vinh nói.

Bàn về vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh thêm đến việc cần đặc biệt quan tâm đến 70% lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp và phi chính thức, phải làm sao để số này có việc làm tốt hơn cũng như được hưởng các an sinh xã hội.

Theo ông Lợi, trong đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) đang được bàn thảo, sắp tới sẽ hướng đến việc dịch chuyển toàn bộ lực lượng lao động ở nhóm này được tham gia BHXH. “Mục tiêu của chúng ta là 54 triệu lao động phải tham gia vào hệ thống BHXH, nếu được như vậy sẽ tác động lớn đến chính sách việc làm của Việt Nam. Cùng với BHXH, chính sách tiền lương cũng sẽ được cải cách nhằm có cơ sở chính xác để xác định tiền lương, đảm bảo việc làm tốt hơn”, ông Lợi cho biết./.

Mai Đan