Từng có một thời,ôihàubằnglốpxecũCầnmộtkếtluậntừcơquanchứcnănhận định mu vs brentford mô hình nuôi hàu bằng lốp xe cũ bị nghiêm cấm vì làm ô nhiễm môi trường và gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng. Dù đã được cảnh báo về nguy cơ gây ung thư khi sử dụng, thế nhưng vì lợi nhuận và sản lượng vượt trội mà mô hình nuôi hàu bằng lốp xe cũ lại một lần nữa được tiếp tục nhân rộng ở khu vực đầm Lập An, vịnh Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mô hình nuôi hàu bằng lốp xe cũ ở Huế từng bị cấm vì gây ô nhiễm môi trường và có thể gây hại cho sức khỏe người dùng. Ảnh SaostarTrao đổi với antv, ông Hồ Trọng Cầu – Phó chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Trước đây người ta nuôi hàu bằng cọc, đóng cọc theo truyền thống thôi, đến khi bán hàu là nhổ cọc lên. Nhưng qua một thời gian, họ phát hiện nuôi hàu bằng lốp xe tiện lợi hơn. Bỏ lốp xe này đến ngày đến tháng là họ lôi lên họ gõ hàu ra rồi lại bỏ lốp xe xuống. Về mặt chi phí và hiệu quả sản xuất thì rõ ràng là nuôi hàu bằng lốp xe này tiện hơn cho nên bà con cứ phát sinh”. Theo lời ông Cầu, nhờ sản lượng vượt trội mà giá thành của hàu tại đây cũng trở nên vô cùng cạnh tranh. Nếu 1kg hàu chưa tách vỏ được bán tại các nhà hàng với giá từ 80 đến 100 nghìn thì tại đây, 1kg hàu đã tách vỏ cũng chỉ bán được với giá 70 nghìn đồng, mà trung bình cứ 10kg chưa tách vỏ mới được 1kg đã tách vỏ. “Với giá thành vô cùng ưu đãi như vậy, rất nhiều thương lái từ khắp nơi đã tìm được đến đây. Thùng lớn thùng bé xe to xe nhỏ lũ lượt chở hàu đi cung cấp cho hàng trăm nhà hàng, khách sạn. Hàng trăm ngàn chiếc lốp xe cũ được ngâm xuống đây mỗi năm. Vậy, ta cũng có thể hiểu được, nước của đầm Lập An và của Vịnh Lăng Cô, một vịnh đẹp nổi tiếng thế giới đã trở nên “ trong và sạch” đến mức nào!” – ông Cầu nói. Mô hình nuôi hàu bằng lốp xe cũ được người dân ưa chuộng vì tiết kiệm chi phí và tiện lợi. Ảnh InfonetKhông chỉ gây ô nhiễm môi trường, nuôi hàu bằng lốp xe cũ còn tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe người ăn. Theo các chuyên gia, hàu nuôi trong lốp xe có nguy cơ nhiễm các chất độc hại gây ngộ độc, phá hủy hệ tiêu hóa, hệ thần kinh của người ăn. Trao đổi cụ thể với báo Tiền Phong, ông Trần Quang Tùng, Viện Kỹ thuật Hóa học (ĐH Bách khoa), cho rằng, thành phần chính của lốp xe là cao su. Nếu là cao su tái chế sẽ chứa nhiều độc tố do tồn dư từ các phế thải cao su và một phần được hình thành trong quá trình tái chế. Chưa kể, trong quá trình làm tăng độ bền của lốp xe, người ta thường dùng bột lưu huỳnh để lưu hóa, lúc này sản sinh ra các chất độc tố như Captax, Altax, Thiuram… Đặc biệt, để bảo vệ lốp xe, nhà sản xuất có thể trộn một lượng lớn carbon và các chất độn công nghiệp. “Nếu ngâm trong nước lâu ngày lốp sẽ phân hủy tạo ra các chất lưu huỳnh, carbon đen và các chất độc trên gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến các loại thủy sinh. Nếu hàu nuôi trong điều kiện này cũng có nguy cơ chứa độc tố”, ông Tùng nói. Cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ liệu ăn hàu nuôi bằng lốp xe có độc hại hay không để người tiêu dùng được yên tâm. Ảnh minh họaĐược biết những chất trên đều thuộc danh mục hóa học cấm không được sử dụng trong thực phẩm. “Nếu nhiễm độc cấp tính các chất như lưu huỳnh ban đầu chỉ đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi nhưng nếu chất này tích tụ lâu ngày sẽ gây giảm thị lực, phá hủy hệ tiêu hóa, hệ thần kinh”, ông Tùng nhấn mạnh. Trong khi đó, TS Trần Hồng Côn, Khoa hóa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho rằng, cần kiểm nghiệm hàu nuôi ở trong môi trường lốp xe cũ mới xác định được loài này có chứa độc tố hay không. Theo ý kiến của TS Trần Hồng Côn, khi người dân nuôi hàu bằng lốp xe cũ với một lượng lớn như vậy, cơ quan chức năng cần lấy mẫu kiểm nghiệm để người tiêu dùng yên tâm. >> Quán bánh căn Nha Trang bị tố ‘chặt chém’: Bị xử phạt vẫn đông khách Tuyết Trinh (T/h) Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nghe dân 'mách' về thái độ phục vụ của y, bác sĩ |