Nên giảm một nửa kiến thức sách giáo khoa Là một nhà giáo vừa dạy phổ thông,nểkêt quả bong đa vừa biên soạn sách giáo khoa (SKG), PGS Văn Như Cương nhận xét, nhiều kiến thức của môn Toán hiện nay quá nặng với học sinh. Theo ông, những kiến thức về tích phân, số phức…không nên đưa vào SGK, vì phần lớn các em học xong rồi…không dùng.
GS Nguyễn Lân Dũng, Đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, rất nhiều kiến thức phổ thông môn sinh học đang “nhồi sọ” học sinh, vì học sinh phổ thông đang học bằng kiến thức của 4 năm đại học của sinh viên ĐH sư phạm ngành Sinh học. Ông lấy một phản ví dụ là nước Pháp, họ không dạy tất cả các ngành sinh vật, mà dạy hô hấp (từ vi sinh vật đến con người), tiêu hóa (từ vi sinh vật đến con người)…khiến SGK của họ rất dễ học. “SGK hiện nay của chúng ta không giống bất kỳ nước nào trên thế giới. Nó na ná giống SGK của Liên Xô trước kia. Nhưng bây giờ Nga đã thay SGK từ lâu” – PGS Trần Kiều, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục nhận xét. Ông còn tiết lộ, có những chi tiết trong SGK, ông viết xong rồi mà một tháng sau lại muốn viết lại. GS Hồ Ngọc Đại phân tích, những gì đưa vào SGK phải có tính hàn lâm và không được đưa những kiến thức mà khoa học còn đang tranh cãi. Vì thế, khối lượng kiến thức trong SGK là không nhiều. Trao đổi với PVChất lượng Việt Vì sao SGK “nhồi sọ” học sinh? Tại sao SGK hiện nay được hàng trăm giáo sư, tiến sĩ biên soạn lại mắc nhiều lỗi và “nhồi sọ” học sinh? Về nguyên tắc, SGK được viết trên cơ sở chương trình học, do Bộ GD&ĐT ban hành. Vì thế, SGK có nặng hay nhẹ phải phụ thuộc vào chương trình. GS Nguyễn Lân Dũng cho hay, ông chỉ được tham gia thẩm định SGK chứ không được tham gia làm chương trình giảng dạy, nên những người như ông chỉ đóng vai trò thi công cho một ngôi nhà đã được thiết kế từ trước. Vậy tại sao những người làm chương trình lại thiết kế một “ngôi nhà” quá đồ sộ cho học sinh phổ thông? Về điều này, GS Nguyễn Khắc Phi, người từng tham gia biên soạn, thẩm định SGK, từng làm lãnh đạo nhà xuất bản Giáo dục tiết lộ, trước kia, các môn học đều có các Hội đồng bộ môn, “nhưng không một ai có thể bao quát hết kiến thức từ lớn 1 đến 12”. Vì thế, cách làm SGK hồi đó là làm hết tiểu học, rồi đến THCS. Sau này, chờ quyết định của Quốc hội về việc phân ban xong, mới tiến hành làm SGK bậc THPT. Đến khi lập Hội đồng thẩm định, do yêu cầu của cấp trên, phải có 25% thành viên là giáo viên phổ thông. Theo GS Nguyễn Khắc Phi, có những giáo viên trực tiếp dạy thì sắc sảo, đóng góp nhiều ý kiến quý báu. Nhưng có những người ở phổ thông làm lãnh đạo thì “không nói câu nào ra hồn”. Mặt khác, cũng có hiện tượng nể nang nhau, giáo viên phổ thông “ngại” các giáo sư biên soạn SGK, là những người từng làm thầy mình. Vì thế mới sinh ra bộ SGK có nhiều khiếm khuyết như hiện nay. Sách giáo khoa sẽ chỉ là tài liệu tham khảo Vụ trưởng vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT, ông Vũ Đình Chuẩn cho biết, từ trước tới nay, tuy Bộ không hề ban hành một văn bản nào nhưng các giáo viên phổ thông đều truyền nhau thông điệp “ngầm” rằng” “SGK là pháp lý”? Tuy nhiên, chỉ có chương trình do Bộ quy định mới mang tính pháp lý, còn giáo viên có thể dựa vào SGK để biên soạn bài giảng của mình – ông Chuẩn cho hay. Ngay cả với chương trình của Bộ ban hành, theo ông Chuẩn, hiện nay, Bộ đã khuyến khích các giáo viên “mềm hóa” chương trình, tùy theo điều kiện cụ thể về nhà trường, học sinh…có thể thiết kế nội dung học cho phù hợp. PGS Trần Kiều cho rằng, cần phải thay đổi tư duy giáo dục, coi SGK là tài liệu tham khảo để giảng dạy. Nhất là đến năm 2015, khi xây dựng được chương trình chuẩn, Nhà nước có thể cho phép in nhiều bộ SGK. Còn các trường, các giáo viên có thể căn cứ vào đó để soạn bài giảng phù hợp. Để làm được những bộ SGK có giá trị, theo GS Hồ Ngọc Đại, chúng ta nên học cách Stalin (lãnh đạo Liên Xô trước kia) về việc chế tạo bom nguyên tử. Khi đó, ông đã mời các nhà khoa học xuất chúng, từ chiến trường trở về làm bom, chứ không mời các nhà lãnh đạo quân đội. Vì thế, Việt Hoàng Tuân |