VHO - Chiều qua 7.11,ữngngườitạorathayđổlịch thi đấu hôm.nay tại TP.HCM diễn ra hội nghị Phụ nữ 2024: Những người tạo ra thay đổi do Tạp chí Forbes Việt Nam (ấn phẩm của Báo Văn Hóa) tổ chức. Sự kiện là dịp để tôn vinh những người phụ nữ với tầm nhìn lớn lao, đang tái định nghĩa kỹ năng lãnh đạo qua nhiều ngành công nghiệp khác nhau bằng cách phá vỡ các rào cản và tạo ra tác động bền vững.
Sự kiện quy tụ những nhân vật tiêu biểu từ nhiều lĩnh vực kinh doanh, sáng tạo, giáo dục, thể thao và hoạt động xã hội. Hội nghị đi sâu vào cách những người phụ nữ này đang hình thành một tương lai tiến bộ và bao trùm hơn, thúc đẩy sự thay đổi tích cực và trao quyền cho thế hệ lãnh đạo nữ tiếp theo.
Trong bài phát biểu chính mang tên Tiên phong tạo tác động toàn cầu, GS.TS Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á Weatherhead, Đại học Columbia đã chia sẻ về sức mạnh của sự hợp tác trong mạng lưới dành cho phụ nữ để đạt tới những mục tiêu của cá nhân và sự nghiệp. Cùng với đó khuyến khích phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội sẽ tạo ra những thay đổi tích cực, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. Sự tham gia tích cực của phụ nữ trong các lĩnh vực không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân họ mà còn cho cả cộng đồng.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Liên Hằng, vai trò của phụ nữ trong việc tạo nên một xã hội bền vững hơn là vô cùng quan trọng. Tinh thần đoàn kết và hỗ trợ của nữ giới không chỉ giúp họ đạt được những mục tiêu cá nhân và sự nghiệp mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ và bền vững. GS Hằng cũng nhấn mạnh rằng, có những thách thức chung mà phụ nữ sẽ đối mặt trong kinh doanh, từ việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình đến việc đối phó với kiên định giới tính và thiếu cơ hội thăng tiến. Thế nhưng, thế hệ lãnh đạo nữ trong tương lai có thể vượt qua rào cản này bằng cách xây dựng mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ, tìm kiếm cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng lãnh đạo.
Tại phiên thảo luận Phụ nữ trong kinh doanh: Thử thách và thành tựu, các diễn giả đã chia sẻ về cách họ sử dụng uyển chuyển của cá nhân để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, điều hành doanh nghiệp và thể hiện tư duy của người dẫn dắt trong bối cảnh xã hội có nhiều biến động như hiện nay. Bà Hồ Ngọc Yến Phương, thành viên Hội đồng Quản trị, Phó tổng giám đốc tài chính CTCP Hàng không Vietjet đã lấy câu chuyện của Vietjet để chia sẻ kinh nghiệm. Bà Phương cho biết, có 40% lãnh đạo cấp cao Vietjet là phụ nữ, điều này không có sự phân biệt hay kiên định giới tính. Theo quan điểm của bà Phương, phong cách riêng của nhà dẫn dắt cũng giống như một “danh thiếp” trong thế giới hợp tác của xã hội hiện đại. Đó là cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật mà mỗi người có thể xây dựng cho chính mình để thể hiện mình tốt nhất ở bất kỳ tình huống nào trong thế giới cạnh tranh hiện nay.
Nhận được sự quan tâm không kém là phiên thảo luận: Phụ nữ thúc đẩy tiến bộ, các nhà lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp đã chỉ ra những thay đổi trong văn hóa tại nơi làm việc, liên quan đến bình đẳng giới và những tác động tích cực lớn lao mà phụ nữ tạo ra trong các vai trò lãnh đạo. Đồng thời nêu bật cách thức họ đang thực hiện để thúc đẩy sự thay đổi, thiết lập các tiêu chuẩn mới trong các ngành nghề, cũng như những chiến lược đã được thực thi, góp phần tạo nên một môi trường chuyên nghiệp, công bằng hơn về giới tính.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị, Forbes Việt Nam đã trao kỷ niệm chương cho 10 CEO thế hệ nữ kế tiếp.