【bxh giải indonesia】Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên không đạt yêu cầu”
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ giải trình các nội dung đại biểu quan tâm. Ảnh: Quochoi.vn
Cuối phiên thảo luận tại Quốc hội buổi sáng 9/6,ộtrưởngPhùngXuânNhạKiênquyếtđưarakhỏingànhnhữnggiáoviênkhôngđạtyêucầbxh giải indonesia Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến chế độ chính sách cho học sinh, sinh viên và việc thí điểm chuyển dần giáo viên từ công chức, viên chức sang chế độ hợp đồng thu hút sự chú ý của dư luận thời gian qua.
Theo ông Nhạ, những học sinh, sinh viên ở vùng đặc biệt khó khăn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chính phủ ưu tiên. “Đây là nội dung chúng tôi lưu ý, đề nghị Chính phủ quan tâm. Trong phiên họp vừa rồi, Chính phủ cũng quan tâm, quy định chính sách về mầm non 5 tuổi, không phân biệt người dân tộc mà tất cả học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn đều được miễn học phí từ năm 2018. Còn các học sinh có hoàn cảnh khó khăn chúng tôi sẽ ghi nhận để tiếp tục tham mưu Chính phủ vì kinh phí hỗ trợ học sinh thuộc đối tượng này rất nhiều”-ông Nhạ nói.
Về chính sách liên quan đến thể chất của học sinh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhà khẳng định đã tham mưu Chính phủ và Thủ tướng ban hành nghị định về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho phép thành lập Vụ Giáo dục thể chất để có điều kiện chăm lo cho thể chất của học sinh.
Trước những lo lắng của đại biểu Quốc hội về bạo lực học đường, ông Nhạ thông tin, mới đây Bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định về môi trường an toàn cho học sinh ở các trường phổ thông. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện kế hoạch cùng Trung ương Đoàn để tăng cường môi tường an toàn cho học sinh trong phạm vi cả nhà nước.
“Chúng tôi cũng ban hành chỉ thị, có văn bản gửi tới địa phương, bộ ngành liên quan để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên”-ông nói.
Đối với nhóm vấn đề liên quan đến cải cách hành chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nghị định của Chính phủ về tự chủ, thu hút đầu tư nước ngoài. Chính phủ rất quan tâm, sẽ có 6.000 tỷ cho khu vực khó khăn trong nâng cấp cơ sở vật chất, kiên hoá trường lớp. Tuy vậy, ông Nhạ thừa nhận, so với nhu cầu hiện nay còn rất khó khăn nên Bộ tiếp tục rà soát điều kiện chính sách theo tinh thần cố gắng sử dụng hiệu quả nhất và có lộ trình rõ ràng.
Một vấn đề dư luận xã hội đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua liên quan đến việc chuyển đổi giáo viên từ công chức, viên chức sang hợp đồng cũng được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải thích kỹ lưỡng.
“Báo cáo Quốc hội là thực tế chúng tôi thực hiện Nghị quyết 29 và đặc biệt là Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải có nguồn lực và động lực, trong đó động lực trong đội ngũ giáo viên, nhà giáo rất quan trọng.
Thực tế với chế độ công chức, viên chức như hiện nay còn nhiều bất cập. Bất cập rất rõ là tuyển dụng, đặc biệt là ở bậc phổ thông tuyển dụng chưa phù hợp với nhu cầu, đặc biệt là chuyên môn dẫn tới thừa - thiếu rất nhiều.
Phần nhiều giáo viên có tâm lý vào biên chế để ổn định, dẫn tới khó khăn trong nâng cao kiến thức, đặc biệt phẩm chất năng lực để đáp ứng được nhu cầu đổi mới dạy theo chương trình mới, dẫn tới chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng” - ông Nhạ nêu thực trạng.
Tuy vậy, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ nghiên cứu để đề xuất thí điểm chuyển dần từ công chức, viên chức sang hợp đồng lao động mà trước hết thí điểm ở khu vực đại học và một số trường có điều kiện. Sau đó từng bước rút kinh nghiệm để nhân rộng bởi việc đổi mới khu vực giáo viên, nhà giáo là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng giáo dục.
“Chúng tôi đã nghiên cứu để đề xuất từng bước, dẫn tới mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, qua đó thực hiện thành công đổi mới theo Nghị quyết 29 nêu ra. Nghị quyết 29 cũng nêu rõ năng lực đội ngũ phải căn cứ vào đóng góp, kết quả và năng lực phẩm chất dạy theo phương pháp mới. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên chưa đạt, không đạt được yêu cầu”- ông Nhạ thẳng thắn.
Người đứng đầu ngành giáo dục nhìn nhận, đây là nhiệm vụ rất khó khăn nhưng không thể không làm. Điều quan trọng là cần nghiên cứu thật kỹ, thực hiện thật căn cơ.
“Gần đây chúng tôi có trao đổi với các sở, đơn vị giáo dục thì cũng đều nhận được sự nhất trí, dư luận xã hội rất quan tâm đồng hành. Quan trọng là lộ trình bước đi thế nào cho phù hợp với cơ sở và tâm lý giáo viên”- ông Nhạ kết thúc bài phát biểu.
TheoDân trí
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- Vẽ tranh 3D trên tường xu hướng trang trí mới
- Sớm khắc phục ô nhiễm kinh Rạch Rập
- Sôi nổi phong trào hiến máu tình nguyện
- Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- 80% hộ dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về bình đẳng giới
- Chung tay vì những căn nhà mơ ước
- 79,76% dân số tham gia BHYT
- Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
- ĐỒNG XOÀI: Doanh nghiệp nợ hơn 11 tỷ đồng bảo hiểm
- Cô Ðỗ Tuyết Minh yêu nghề, mến trẻ
- Chính sách hỗ trợ người đi tìm mộ liệt sĩ
- Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- Long Bình chăm lo đời sống đồng bào DTTS
- Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- Khó khăn bậc học mầm non nông thôn
- Không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai sẽ bị phạt gấp 2 lần
- Mưa dông diện rộng ở Trung Bộ và Nam Bộ còn kéo dài 2
- Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- 100 phần quà tết tặng người dân xã Phước Minh và Thanh Hòa