会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【necaxa – querétaro】Cần thu hẹp lại cái bóng quá lớn của khu vực Nhà nước!

【necaxa – querétaro】Cần thu hẹp lại cái bóng quá lớn của khu vực Nhà nước

时间:2025-01-25 10:52:43 来源:Empire777 作者:Cúp C1 阅读:620次

can thu hep lai cai bong qua lon cua khu vuc nha nuoc

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững,ầnthuhẹplạicáibóngquálớncủakhuvựcNhànướnecaxa – querétaro song hiện nay theo đánh giá, kinh tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều điểm nghẽn để hướng tới mục tiêu này. Theo ý kiến của ông, đó là những điểm nghẽn nào và điểm nghẽn lớn nhất là gì?

Chúng ta có thể thấy hiện nền kinh tế Việt Nam có nhiều hạn chế như ngân sách vẫn mất cân đối, nguồn thu khó khăn, nợ công tăng lên cản trở đầu tư của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng và những công trình phúc lợi lớn mang tính dài hạn phục vụ cho con người như giáo dục, y tế. Đây là những cản trở cho chất lượng tăng trưởng tại Việt Nam. Ngoài ra, môi trường kinh tế - xã hội chưa có gì mới mang tính đột biến như hệ thống giáo dục, đào tạo kỹ năng, đào tạo nghề, hệ thống quản trị của chính quyền ở địa phương… Những hạn chế vốn có giống như cát rơi vào cỗ máy đang vận hành làm cho cỗ máy chính quyền chạy chậm lại và không đều. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý tới thị trường tài chính, bất động sản, chứng khoán để không tăng trưởng quá nóng hoặc có dấu hiệu bong bóng, sẽ gây ra rủi ro cho kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, theo tôi điểm nghẽn lớn nhất cản trở tiến trình tăng trưởng nhanh và bền vững chính là vai trò của nhà nước đang quá lớn, hiện diện ở mọi nơi, trong khi đó chất lượng thấp, bao gồm cả khía cạnh quản lý nhà nước và khu vực DNNN. Đội ngũ quản lý nhà nước, đặc biệt là ở các địa phương đang cản trở từng ngày từng giờ, khiến khu vực DN thêm nhỏ bé, còi cọc, đàm phán với nước ngoài luôn thua thiệt và phải nhường sân cho DN nước ngoài. Vì vậy, giải pháp căn cơ hơn cả mà Chính phủ có thể làm là đổi mới chính mình. Chính phủ nên thu gọn lại với những giải pháp rất cụ thể. Cần tập trung cải cách quyết liệt bộ máy từ Trung ương đến địa phương.

Tăng năng suất lao động là giải pháp đặc biệt quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, để tăng trưởng năng suất đối với DN ngành công nghiệp như chế biến chế tạo, chúng ta lại kêu gọi DN FDI chia sẻ công nghệ cho DN Việt để thúc đẩy năng suất giúp DN nội phát triển, qua đó kích thích tăng trưởng. Liệu đây có phải là điều khó khăn không, thưa ông?

Về lý thuyết chúng ta vẫn nói phải gắn kết FDI và DN nội để phát triển, nhưng làm được điều này không dễ vì DN nước ngoài không quan tâm tới nhà cung cấp nhỏ của Việt Nam bởi năng lực DN nội yếu và bản thân các DN FDI đã có nhà cung cấp của họ. Do đó, sự xâm nhập của DN nội vào chuỗi sản xuất và gắn kết là có, nhưng chậm. Vì thế, nếu chỉ đợi chờ điều đó là không được. Theo tôi, lúc này các DN lớn của Việt Nam phải có ý thức trách nhiệm và Chính phủ phải quan tâm tới vấn đề này. Các DN Việt Nam hiện nằm ở hai khu vực: DNNN và các DN tư nhân như Vingroup, Sungroup, Thaco Trường Hải… Trong khi, DNNN đang ngày càng co lại, thì các DN tư nhân lớn đã tạo dựng được nguồn vốn và nhân lực vững chắc nên cần có trách nhiệm gắn kết DN trong nước, để giúp các DN nhỏ của Việt Nam ngày càng lớn lên. Đây là cú hích đầu tiên và nếu không có cú hích này thì sẽ không có được sự lớn mạnh. Xét cho cùng, để phát triển bền vững, trước hết các DN trong nước phải tự cứu nhau. Tất nhiên không thể ép buộc bằng luật, vì thế nên tạo ra hệ thống chính sách mang tính động lực, khuyến khích các đại DN hỗ trợ, gắn kết, chia sẻ với DN nhỏ, từ đó các DN lớn mới có động lực để làm điều đó. Đơn cử, Nhà nước đặt hàng các DN với số lượng lớn hàng hoá, nhưng kèm quy định DN lớn này phải có đối tác là hàng chục, hàng trăm xưởng của các DN nhỏ nội địa. Có như thế mới kéo nhau lớn lên được. Các nước phát triển cũng có mô hình này.

Thưa ông, tăng trưởng bền vững là tăng trưởng dựa vào nội lực. Và nâng cao năng lực nội tại của DN tư nhân là điều rất quan trọng. Ông đánh giá như thế nào về sự hỗ trợ của Chính phủ cho khu vực này trong thời gian qua cũng như trong năm 2018 tới đây?

Để hỗ trợ sự phát triển của kinh tế tư nhân, trong năm 2017 vừa qua Chính phủ đã làm được rất nhiều việc. Tuy nhiên, có thể lúc đầu làm dễ nhưng càng về sau sẽ càng khó, trong đó liên quan đến hệ thống pháp luật của Việt Nam. Việc một nước muốn phát triển phải phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân là điều không phải bàn, nhưng để làm sao cho khu vực này phát triển mạnh không phải điều dễ dàng. Trước hết, cần một hệ thống pháp luật minh bạch và công bằng để bảo vệ quyền sở hữu và những thành quả của DN, doanh nhân, khi có tranh chấp thì giải quyết với thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm chi phí cho DN. Tôi được biết có những DN tại Đồng Nai phải sang Canada mua đất nuôi lợn. Chúng ta là nước nông nghiệp, không thiếu đất, không thiếu giống, thậm chí không thiếu vốn... nhưng vấn đề là DN không tiếp cận được. Đây là vấn đề của thể chế, khiến nguồn lực nhà nước đưa ra mà DN nhỏ không tiếp cận được.

Thứ hai, về vấn đề bộ máy, kinh tế tư nhân đang bị "cớm nắng" vì bị đè nén. Minh chứng rõ ràng nhất, trong suốt 10 năm qua, đóng góp của khu vực này không thể vượt mức 10% vào GDP, đây là mức đóng góp rất nhỏ bé. Trong khi đó, tại các nước phát triển, mức đóng góp của khu vực này phải ít nhất là 80%. Như vậy, còn một chặng đường dài khủng khiếp cho kinh tế tư nhân bởi Việt Nam có xuất phát điểm thấp. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một khu vực không chính thức là những hộ cá thể, những người buôn thúng bán mẹt chưa muốn lên DN bởi rào cản thủ tục rườm rà. Do đó, cần thu hẹp lại cái bóng quá lớn của khu vực Nhà nước, bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước và các DNNN. Hiện khu vực này đang như những cây đại thụ, hứng hết nắng của kinh tế tư nhân. Dự báo trong năm 2018, khu vực kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục phát triển nhưng không có sự nhảy vọt mà vẫn sẽ tuần tự phát triển.

Thưa ông, đâu là những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 2018? Để đạt được tăng trưởng GDP 6,7% có thách thức gì?

Có thể thấy chúng ta có những động lực tương đối thuận lợi. Thứ nhất là lĩnh vực XK, năm 2017 Việt Nam có xuất siêu tương đối lớn sau một thời gian không có xuất siêu. Nếu năm 2018 giữ được đà xuất siêu như năm 2017 thì đây là tín hiệu rất đáng mừng, là yếu tố rất thuận lợi ở nhiều khía cạnh, quan trọng là nó sẽ đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP và nó thể hiện kinh tế Việt Nam có thể xuất khẩu được nhiều hơn nhập khẩu. Thứ hai là nỗ lực cải cách kinh tế và hội nhập của Việt Nam đã làm cho đầu tư FDI vào Việt Nam tăng mạnh, với vốn đăng ký lên đến hơn gần 36 tỷ USD và vốn giải ngân là hơn 17 tỷ USD. Nếu như không có những đột biến về chính sách trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì vốn FDI vào Việt Nam còn nhiều hơn. Bên cạnh đó, niềm tin của người tiêu dùng trong năm qua đã tốt lên và nếu xu hướng này được tiếp tục thì cũng sẽ đóng góp nhiều cho GDP thông qua tăng trưởng tiêu dùng nội địa. Tôi cho rằng đây là ba yếu tố quan trọng về phía cầu sẽ đóng góp cho GDP và nếu các yếu tố này cao hơn năm 2017 thì tăng trưởng kinh tế sẽ có triển vọng.

Về phía cung, hiện nay cải cách của Nhà nước về môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính đang có những tính toán để thúc đẩy khu vực DN nhiều hơn, tạo ra năng lực sản xuất tốt hơn cho DN, vì năng lực của DN nhìn chung chưa cao. Hiện đóng góp của khu vực này cho sản xuất công nghiệp, cho XK, cho GDP nhìn chung còn yếu và có xu hướng giảm đi. Nhưng dẫu sao cải cách của Chính phủ đang ngày càng tăng lên, đây là điều đáng mừng. Đây là nền tảng cơ bản cho tăng trưởng kinh tế năm sau. Ba năm vừa qua tăng trưởng GDP vẫn đang từ từ đi lên, trong xu hướng này, theo tôi mức tăng trưởng năm tới sẽ không thấp hơn năm 2017.

Xin cảm ơn ông!

Ông Ngô Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương:

Trên thực tế, Việt Nam có nhiều tiềm năng và dư địa, cơ hội để gia tăng tốc độ tăng năng suất, trước hết là phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất của từng DN, từng nội ngành kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực. Nhìn tổng thể cải thiện năng suất, không chỉ có việc nâng cao năng suất của người lao động mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, năng suất vốn. Quan trọng nhất là phải nâng cao được năng suất các yếu tố tổng hợp TFP và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cải thiện năng suất, đó chính là nền tảng của nâng cao năng lực cạnh tranh của mọi quốc gia, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Ông Sebastian Ekardt, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam:

Việt Nam cần tận dụng đà tăng trưởng theo chu kỳ để tăng khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô. Trong ngắn hạn, cần tập trung vào chất lượng, tính bền vững hơn là mức tăng trưởng. Tái tạo lại lớp đệm chính sách thông qua việc củng cố tình hình ngân sách cho bền vững; áp dụng chính sách tỷ giá và tiền tệ theo hướng ứng phó, xử lý nợ xấu, nâng tỷ lệ an toàn vốn và quản lý tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, cần cải cách cơ cấu để đẩy mạnh tăng trưởng năng suất và nâng cao mức tăng trưởng tiềm năng thông qua tăng cường các thể chế thị trường và loại bỏ những trở ngại cho nhà đầu tư trong nước, bao gồm cả về hạ tầng.

GS Trần Văn Thọ, Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng:

Hai lĩnh vực có thị trường lớn và Việt Nam có lợi thế thu hút nhiều lao động là các máy móc cơ khí và công nghiệp thực phẩm. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa, xuất phát từ lắp ráp, chế biến cần tiến sâu vào sản phẩm trung gian để tăng giá trị tính thêm. Vì vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại sẽ thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp, sẽ “phá hoại một cách sáng tạo” khu vực kinh tế cá thể làm cho năng suất lao động tăng nhanh. Việt Nam có thể phát triển tốc độ cao, vượt qua bẫy thu nhập trung bình dễ dàng nếu có chiến lược tận dụng tiềm năng đang có và lợi thế nước đi sau. Dư địa để tăng năng suất là chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ khu vực cá thể sang hình thức tổ chức DN hiện đại, từ việc tăng quy mô DN đang quá nhỏ hiện nay”. Đặc biệt là cần khuyến khích du nhập công nghệ, kết hợp với phát triển thị trường vốn sẽ thúc đẩy đầu tư theo hướng cách tân công nghệ, tăng năng suất.

Hoài Anh (ghi)

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • 4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
  • Vietnamese top leader’s working trip to US is a success: Deputy PM
  • Bắc Ninh urged to persistently pursue goals
  • PM requests launch of emulation drive to complete Long Thành airport project by 2025
  • Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
  • Việt Nam's position unchanged in 2024 Asia Power Index, performs best in diplomacy
  • Party, State leader gives encouragement to Vietnamese Embassy, community in Cuba
  • Vietnamese top leader’s working trip to US is a success: Deputy PM
推荐内容
  • Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
  • Top leaders of Việt Nam, Cuba hold talks in Havana
  • Deputy PM Bùi Thanh Sơn holds trilateral talks with Laos and Cambodia counterparts
  • NA Standing Committee urges assessment on expanding health insurance eligibility
  • Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
  • Vietnamese Embassy in Israel issues urgent security advisory amid tensions