Đây là nhận định của ngân hàng HSBC trong báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 10.
Thương mại và xuất khẩu sẽ giúp Việt Nam thoát khó khăn
HSBC đánh giá,ệtNamphảicốgắngtránhtăngtrưởngtíndụngồạket quả bong dá sau hai giai đoạn tăng trưởng tín dụng cao (2007 và 2009), dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao và niềm tin người tiêu dùng thấp, Việt Nam vẫn còn trong vòng quay của lực cầu nội địa kém. Lạm phát trong tháng 10 giảm xuống còn 3,2% và hoạt động bán lẻ chỉ tăng 11,1%. Mặc dù lãi suất đã giảm để kích cầu và tăng trưởng tín dụng nhưng các hoạt động cho vay sẽ không thật sự tăng mạnh. Tỷ lệ phụ thuộc vào tín dụng Việt Nam vẫn phải được quan sát kỹ bởi tiền chi ra dễ dàng thường khó dẫn đến sự giàu mạnh bền vững.
Ngành sản xuất và các ngành phục vụ xuất khẩu vẫn là những điểm sáng của Việt Nam. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam vẫn giữ vững tăng trưởng xuất khẩu 2 con số. Chính thương mại và xuất khẩu sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi những khó khăn của mình.
HSBC dự báo năm 2014 Việt Nam sẽ xuất siêu thương mại 1,8 tỷ USD và sang năm 2015 sẽ giảm còn 0,5 tỷ USD. Tài khoản vãng lai của Việt Nam trung bình +3,8% của GDP trong giai đoạn từ 2011-2013. Đây là một lý do chính giữ tỷ giá ổn định, nâng dự trữ ngoại hối.
Về tác động của giá dầu thế giới, báo cáo cho rằng, kể từ giai đoạn này trở đi cán cân thương mại dầu được giữ khá cân bằng. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam nhập siêu dầu 0,6 tỉ USD. Nhà máy lọc dầu Dung Quất có thể đáp ứng 1/3 nhu cầu tiêu thụ nội địa nếu chạy hết công suất. Nghi Sơn, nhà máy lọc dầu thứ hai với công suất 200.000 thùng một ngày dự kiến hoạt động trong năm 2017.
Đến thời điểm đó, cán cân thương mại của Việt Nam trong bối cảnh giá dầu thấp sẽ ở mức trung hoặc dương tính. Trong trung hạn, năng suất lọc dầu được cải thiện sẽ đẩy mạnh vị trí thương mại cũng như quyền lực thương lượng của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Cố gắng tránh tăng trưởng tín dụng ồ ạt
Hiện tại, HSBC cho rằng, Việt Nam vẫn đang phải chịu hậu quả của thời kỳ tăng trưởng nhờ tín dụng trong cuối những năm 2000. Tỷ lệ phụ thuộc vào tín dụng càng cao thì năng suất của nền kinh tế càng thấp. Nguồn tiền dễ dàng tiếp cận thường có xu hướng dẫn đến những hành động chấp nhận rủi ro cao hơn.
Theo lịch sử và kinh nghiệm mà các quốc gia phát triển đã trải qua cho thấy, Việt Nam sẽ trải qua một quy trình hồi phục kéo dài, với tăng trưởng tín dụng chậm chạp, tiêu thụ tư nhân yếu, áp lực giảm phát kéo dài, và đầu tư thận trọng.
Tỷ lệ tăng trưởng 5-6% của Việt Nam hiện nay chủ yếu nhờ dòng đầu tư nước ngoài, sức cạnh tranh cao của ngành sản xuất cần nhiều nhân công và sự chủ động trong nỗ lực tự do hóa thương mại thông qua những đàm phán như Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại Tự do khu vực châu Âu.
Báo cáo của HSBC kết luận, nếu Việt Nam cố gắng kiềm chế, tránh việc tăng trưởng tín dụng ồ ạt, đặc biệt đối với các khu vực quốc doanh kém hiệu quả, và tập trung phát triển mạnh hơn nữa những lợi thế chiến lược của mình như thương mại và xu hướng chuyển đổi nhân khẩu học thuận lợi, tăng trưởng sẽ dần được cải thiện./.
Hoàng Yến