Thời gian qua,ộngmhnhsảnxuấthiệuquảxếp hạng giải vô địch tây ban nha trên cơ sở tuyên truyền, định hướng của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân trong xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, đã duy trì và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, góp phần ổn định cuộc sống gia đình.
Mô hình trồng màu đã giúp cho không ít nông hộ trên địa bàn xã Vĩnh Tường cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình.
Ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tường, cho biết: Thời gian qua, cấp ủy và chính quyền xã luôn quan tâm công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo có ít đất canh tác chuyển sang trồng các loại rau màu thay cho lúa. Qua đó, vừa giúp cho họ có thể tự cung cấp thực phẩm, vừa có thể mang sản phẩm ra chợ bán, kiếm thêm thu nhập, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.
Qua hơn 3 năm chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp, nhất là lồng ghép với Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020, trên địa bàn xã Vĩnh Tường đang xuất hiện những mô hình canh tác hiệu quả như trồng dưa hấu, các loại rau lưu gốc, cây ăn trái, nuôi cá ao, cá vèo mang lại thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm. Qua đó, góp phần giúp cho tỷ lệ hộ nghèo của địa phương giảm xuống còn 14% vào cuối năm 2016, thu nhập bình quân đầu người hiện đạt hơn 26 triệu đồng.
Anh Phạm Văn Ngọc, là một trong những trường hợp thực hiện thành công mô hình trồng dưa hấu ở ấp Vĩnh Thạnh, chia sẻ: “Do làm lúa không mang lại hiệu quả kinh tế cao nên vào năm 2007, tôi mạnh dạn lên liếp gần một nửa diện tích đất ruộng của gia đình để chuyển sang trồng dưa hấu. Nhờ vậy mà đời sống gia đình tôi bắt đầu thay đổi và ổn định cho tới bây giờ”. Cũng theo anh Ngọc, khi chuyển đổi sang trồng dưa hấu, gia đình anh đối mặt với một số khó khăn nhất định, như hạn chế về kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, đầu ra sản phẩm bấp bênh.
Thế nhưng, bằng sự quyết tâm vươn lên và cần cù lao động, sau 2 tháng trồng, 3 công dưa hấu chuyển đổi ban đầu đã cho năng suất cao, ước trên 4 tấn/công, bán với giá từ 4.500-5.000 đồng/kg, từ đó mang về khoản lợi nhuận gần 30 triệu đồng. Từ hiệu quả kinh tế khá cao, đến năm 2015, anh đã mở rộng tiếp 4 công đất lúa còn lại trong gia đình và mướn thêm 8 công ruộng của người dân địa phương để trồng dưa hấu quanh năm. “Trồng dưa hấu tuy cực nhưng có thu nhập hơn làm lúa nhiều. Chỉ cần chăm sóc kỹ, sử dụng phân, thuốc hợp lý là ruộng dưa cho nguồn thu hấp dẫn”, anh Ngọc chia sẻ thêm.
Tới đây, anh Ngọc dự định trồng bắp xen canh trên liếp dưa hấu để góp phần hạn chế dịch bệnh, cải tạo lại nền đất, duy trì nguồn thu nhập cho gia đình. Còn hộ anh Nguyễn Văn Út, ở ấp Vĩnh Hiếu, đang có nguồn thu nhập khá từ mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt. Anh Út cho rằng, nuôi lươn theo hình thức này chủ yếu lấy công làm lời. Do vốn ít nên người nuôi có thể mua con giống từ những hộ đặt dớn, tránh mua phải lươn đặt trúm hay đánh bắt bằng xung điện. Bởi khi nuôi dưỡng, lươn chậm lớn, thậm chí bỏ ăn rồi chết, hao hụt đầu con nhiều, năng suất thấp, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.
“Hiện 2 bể của tôi đang thả nuôi với tổng số khoảng 2.000 con. Mỗi ngày, tiêu tốn khoảng 10kg thức ăn tươi sống. Với đà này, đến cuối năm xuất bán, tôi cho hao hụt khoảng 20% thì sản lượng cũng trên 350kg lươn thương phẩm. Nếu bán với giá từ 150.000-180.000 đồng/kg thì gia đình tôi có thể thu lãi gần 55 triệu đồng, không tính công chăm sóc. Tuy nhiên, đôi lúc muốn mở rộng quy mô nuôi lươn theo hình thức công nghiệp, tôi rất e ngại vì thiếu vốn. Trong khi đó, giá thành thức ăn và con giống trên thị trường rất cao”, anh Út tâm sự.
Ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tường, cho biết thêm: “Mặc dù các mô hình chuyển đổi đang khẳng định hiệu quả bước đầu, nhưng đầu ra sản phẩm thiếu ổn định, giá cả bấp bênh. Do vậy để phát triển bền vững và nhân rộng, tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những hộ có nhu cầu mở rộng diện tích sản xuất tiếp cận vốn canh tác như nguồn vốn vay ngân hàng chính sách xã hội; đồng thời tăng cường mở các lớp tập huấn về kỹ thuật giúp họ nâng cao kiến thức, tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường”.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương sẽ khuyến khích người dân liên kết lại với nhau nhằm tiến đến thành lập tổ hợp tác hay hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Qua đây, có thể kiểm soát được diện tích trồng và sản lượng cung ra thị trường, góp phần ổn định đầu ra, hạn chế rủi ro “thừa hàng dội chợ” do sản xuất tự phát gây ra.
Bài, ảnh: CHÍ CÔNG
顶: 8踩: 23592
【xếp hạng giải vô địch tây ban nha】Nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả
人参与 | 时间:2025-01-10 01:24:34
相关文章
- Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- Soi kèo góc Real Madrid vs Osasuna, 20h00 ngày 9/11
- Soi kèo phạt góc Liverpool vs Aston Villa, 3h00 ngày 10/11
- Soi kèo phạt góc Pumas UNAM vs Queretaro, 10h05 ngày 6/11
- Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- Soi kèo góc Udinese vs Juventus, 0h00 ngày 3/11
- Soi kèo góc Bồ Đào Nha vs Ba Lan, 2h45 ngày 16/11
- Soi kèo góc MU vs Leicester, 21h00 ngày 10/11
- Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- Soi kèo góc Hy Lạp vs Anh, 02h45 ngày 15/11
评论专区