Chuyển đổi số từ "thụ động sang chủ động"
Trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi,ĐồngNaiđẩymạnhtrangbịvắcxinsốchongườidâkết quả trận tokyo verdy phức tạp, ông Tạ Quang Trường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Đồng Nai, kêu gọi người dân nâng cao nhận thức và trang bị "vắc xin số" để mỗi người tự bảo vệ trước các mối đe dọa lừa đảo trên không gian mạng.
Theo ông Trường, "vắc xin số" là một thuật ngữ nói về việc trang bị cho người dân kiến thức và kỹ năng cần thiết để nhận diện, phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với các thủ đoạn tấn công mạng. "Vắc xin số" bao gồm các kiến thức cơ bản về an ninh mạng, cách thức bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay, các biện pháp phòng chống lừa đảo trực tuyến và kỹ năng sử dụng công nghệ an ninh mạng để mỗi người dân là một công dân số.
"Về chuyển đổi số, chúng tôi đang tập trung cho từng nhóm đối tượng cụ thể và cũng tính toán là đối tượng nào, cần trang bị cái gì và trang bị như thế nào", Giám đốc sở TT&TT tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh.
Các đối tượng lừa đảo mạng hiện nay chủ yếu nhắm vào người cao tuổi là những người ít tiếp cận thông tin. Do đó, Sở sẽ thay đổi phương thức tuyên truyền thụ động sang hướng tiếp cận chủ động hiệu quả hơn.
Cụ thể, sẽ tập trung tuyên truyền "vắc xin số" thông qua học sinh, sinh viên - những người trẻ am hiểu công nghệ và có khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng. Nhóm đối tượng này sau khi được trang bị kiến thức sẽ chia sẻ lại cho người thân trong gia đình, góp phần nâng cao nhận thức chung của cộng đồng.
Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ phối hợp với các tổ chuyển đổi số cộng đồng để tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp, trao đổi thông tin 2 chiều, qua đó giải đáp thắc mắc và nâng cao nhận thức của người dân về an ninh mạng.
Ngoài ra, Sở dự kiến triển khai hệ thống truyền thanh thông tin nguồn để đưa thông tin từ tỉnh và Bộ đến tận người dân một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Trước mắt, ông Trường cũng khuyến cáo người dân cần chủ động bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo trên mạng bằng cách: không cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu, số tài khoản ngân hàng; phải tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình, cảnh giác với các email, đường link lạ; nâng cao ý thức về an ninh mạng và cập nhật tin tức về các thủ đoạn lừa đảo mới,…
Thực hiện “4 không, 2 phải” để cảnh giác lừa đảo
Theo thống kê của Công an tỉnh Đồng Nai, 6 tháng đầu năm đã xảy ra 76 vụ tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, số tiền bị chiếm đoạt trên 325 tỷ đồng. Trong đó, lừa đảo bằng hình thức bán hàng online nhận hoa hồng: 23 vụ (chiếm tỷ lệ 29,11%); giả danh công an và giả danh khác: 20 vụ (25,31%); sử dụng tài khoản Zalo, Telegram lừa tham gia đầu tư các sàn giao dịch ảo, mua tiền điện tử, đầu tư chứng khoán: 15 vụ (18,89%); hình thức góp vốn thu mua hoặc đầu tư kiếm lời: 10 vụ (12,65%); sử dụng tài khoản Facebook, Telegram gửi quà tri ân khách hàng Lazada: 04 vụ (5,06%).
Một trong những phương thức, thủ đoạn là thông qua mạng xã hội (Zalo, Facebook...) gọi điện trực tiếp cho người bị hại để đe dọa, giả danh cán bộ nhà nước sau đó kêu gọi chuyển tiền qua các tài khoản ngân hàng không chính chủ.
Theo Đại tá Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, các đối tượng cầm đầu các đường dây lừa đảo công nghệ cao đều là người nước ngoài, hoạt động ở nước ngoài. Chỉ những người thực hiện lừa đảo là người Việt Nam và có kịch bản hết sức rõ ràng, sử dụng môi trường mạng liên kết với nhau. Do đó, chỉ từ 3-5 phút các đối tượng đã giao dịch chuyển sang tài khoản khác và sang tiền điện tử, tiền số hoặc mua các thiết bị trên các sàn thương mại điện tử.
Vì vậy, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đưa ra khẩu hiệu “4 không, 2 phải” để khuyến cáo người dân trước các thủ đoạn lừa đảo bằng công nghệ cao.
Bốn không gồm: không sợ, không tham, không kết bạn với người lạ và không chuyển khoản nếu không biết người nhận. Hai phải gồm: phải cảnh giác và phải trình báo.