【kèo porto】Gia tăng cơ hội xuất khẩu trên nền tảng số
Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số | |
Nền tảng cửa khẩu số cần được hoàn thiện để tránh chồng chéo |
Thương mại điện tử là kênh xuất khẩu tốt cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ảnh minh họa: ST |
Bộ Công Thương cho biết, với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Đặc biệt, bước vào giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Theo Bộ Công Thương, năm vừa qua bộ đã phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều chương trình kết nối thương mại điện tử. Nổi bật như: hội nghị kết nối thương mại điện tử; hội nghị thương mại điện tử OCOP; hội nghị kết nối cung cầu và thương mại điện tử; hội nghị kết nối thương mại điện tử và định hướng tiêu dùng. Chương trình đã hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp tiếp cận phương thức phân phối hàng hoá trên thương mại điện tử và tạo thói quen mua sắm qua thương mại điện tử đối với người tiêu dùng.
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Xuất khẩu Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng 6% năm 2023, mở ra kỳ vọng kinh doanh mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các bước chuẩn bị tương ứng, trong đó các mô hình kinh doanh mới, đặc biệt là thương mại điện tử cần được áp dụng nhiều hơn. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp tiết giảm chi phí để vượt qua khó khăn hiện nay. Ông Roger Luo, Giám đốc Alibaba.com khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Thông qua dữ liệu xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua, chúng ta có thể thấy rằng hàng hoá của Việt Nam đang đứng hàng đầu về nhu cầu thu mua của thế giới và ngày càng nhiều đối tác mua hàng ngoại quốc sẵn sàng coi Việt Nam là lựa chọn hàng đầu để thu mua. Sản phẩm từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam luôn được đánh giá cao về chất lượng thành phẩm, kỹ năng xuất khẩu cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, 50% nhà xuất khẩu từ Việt Nam đang ở mức KA (nhà xuất khẩu có hạng sao cao), điều này thể hiện xu hướng đầu tư theo chiều sâu ngày càng nhiều hơn của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào thương mại điện tử. |
Bên cạnh đó, các chương trình hợp tác về thương mại điện tử xuyên biên giới với các đối tác là sàn thương mại điện tử quốc tế lớn như Amazon, Alibaba được triển khai mạnh mẽ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu. Thông qua những chương trình này, các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam (nông sản thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng) có thể xuất khẩu trực tiếp từ doanh nghiệp sản xuất đến thị trường của nhiều quốc gia trên thế giới theo các kênh thương mại điện tử B2B, B2B2C.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng nhìn chung, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn trong năm 2023 được đánh giá là khả quan. Theo báo cáo thị trường “Triển vọng B2B kỹ thuật số 2023” của Alibaba.com, hơn 50% doanh nghiệp lựa chọn thử sức với kênh thương mại điện tử hoặc số hoá và mở rộng kênh bán hàng để “sống sót” qua đại dịch. Không nằm ngoài xu hướng đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tăng đầu tư vào ứng dụng công nghệ số, nâng cao năng lực xuất khẩu, kỹ năng bán hàng xuyên biên giới, nghiên cứu phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu để tăng tốc trong giai đoạn khó khăn.
Ông Dương Khánh Toàn, Giám đốc Phát triển kinh doanh quốc tế và Xuất nhập khẩu, Công ty cổ phần cà phê Mê Trang (METRANG COFFEE) cho rằng, từ năm 2022 công ty đã xây dựng lại kế hoạch chiến lược khai thác trên nền tảng thương mại điện tử, tận dụng cơ hội thị trường rộng mở của sàn Alibaba để bán hàng. Bán hàng qua Alibaba đã giúp Metrang Coffee bù đắp lại các đơn hàng bị huỷ do khó khăn của thị trường cùng với đó tiết kiệm khá nhiều thời gian, chi phí. Trung bình mỗi năm doanh nghiệp chi khoảng 60.000 USD cho việc tham gia các hội chợ quốc tế trực tiếp. Tuy nhiên, trước khó khăn của thị trường, công ty đã chuyển hướng đặt kế hoạch marketing lên sàn thương mại điện tử, giúp cho doanh nghiệp vươn tới những thị trường mà hội chợ quốc tế không vươn tới.
Cùng chung quan điểm, ông Phạm Danh Mạnh, Giám đốc sản xuất, Công ty TNHH Thắng Lợi (VICO) cho rằng, trong xu thế số hoá, công ty đã tập trung bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Alibaba, Kompass, Global Spec. Với sản phẩm đặc trưng là thép đúc, việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng khác nhau trên thế giới. Để bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp cũng được hỗ trợ tư vấn, tập huấn của các bộ, ngành và các sàn thương mại điện tử. Bởi để xây dựng được niềm tin của khách hàng thì doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng cũng như những tiêu chuẩn kỹ thuật của nước sở tại.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2023 là năm bản lề trong việc thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, trong đó mục tiêu số hoá các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác xúc tiến là một nội dung quan trọng trong chủ trương xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Thương mại điện tử là kênh xuất khẩu tốt cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đến nay nhiều doanh nghiệp đã quan tâm, đầu tư cho mảng kinh doanh này. Theo đó, từ 1.000 doanh nghiệp được huấn luyện, đào tạo trong năm 2020 đến nay đã nâng lên hàng chục nghìn doanh nghiệp Việt Nam được hỗ trợ đào tạo và có tài khoản đăng ký trên các nền tảng thương mại điện tử của một số sàn quốc tế lớn và trong số đó có một tỷ lệ khá cao là đã bán hàng và có doanh thu trực tiếp từ xuất khẩu trực tiếp này trên nền tảng của Alibaba.
Ông Vũ Thế Tùng, Giám đốc Phát triển Thị trường Alibaba.com Việt Nam cho biết, năm 2023 là năm được dự báo nhiều thử thách cho doanh nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh đó sàn thương mại điện tử Alibaba.com tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ kết nối nhà xuất khẩu - nhà nhập khẩu, cung cấp thông tin thị hiếu thị trường để tăng tính hiệu quả khi các doanh nghiệp quyết định tham gia kinh doanh trên nền tảng. Từ phía doanh nghiệp, khi tham gia thương mại điện tử, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng các nguồn lực như nhân sự và tài chính để đầu tư đúng và trúng.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử mang lại kết quả khả quan và có tiềm năng rất lớn, nhưng khi làm xuất khẩu xuyên biên giới nhiều doanh nghiệp cho rằng cần vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong xây dựng niềm tin của khách hàng, cạnh tranh thị trường, rủi ro về thanh toán, chênh lệch múi giờ, thị hiếu khách hàng, tiêu chuẩn chất lượng khác nhau ở mỗi châu lục…
Ở góc độ cơ quan xúc tiến thương mại, ông Ngô Bá Phú cho rằng, cùng với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, về phía doanh nghiệp cũng cần có sự chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu thông tin, cơ chế chính sách, nghiên cứu thị trường, thẩm định đối tác, chú trọng công tác nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu, phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại xây dựng kế hoạch và tham gia triển khai hoạt động xúc tiến thương mại để đón đầu cơ hội từ thị trường, đặc biệt là các thị trường có FTA.
下一篇:Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
相关文章:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- Bộ Công Thương tổ chức Khoá đào tạo livestream thực chiến
- Ngoại giao kinh tế: Việt Nam
- Chủ động thích ứng với phòng vệ thương mại, tăng xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
- Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- Chính thức khóa 2 chiều 1,15 triệu thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin
- Tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06
- Tái diễn cuộc gọi lừa đảo 'khóa SIM' vì chưa chuẩn hóa thuê bao
- Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- Lời khai của nhóm chặn xe, đánh người tới tấp trên cao tốc ở TP.HCM
相关推荐:
- Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- Ra mắt nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam
- Google khẳng định công cụ AI mới không thể thay thế phóng viên
- Bắt nóng nghi can đâm chết đồng nghiệp tại TPHCM
- Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- Bộ Công Thương rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với sản phẩm bột ngọt
- Cảnh sát biển lai dắt tàu và 6 ngư dân bị nạn vào bờ an toàn
- Triệt phá đường dây buôn bán thuốc lá và pháo lậu quy mô lớn
- Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- Trường ĐH Luật TPHCM công bố điểm trúng tuyển
- Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông