您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【kq cup c1 châu âu】EU lo chia rẽ

Cúp C167966人已围观

简介Sau sự kiện nước Anh tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) - sự kiện Brexit, ngư ...

Sau sự kiện nước Anh tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) - sự kiện Brexit,kq cup c1 châu âu người dân Hungary tiếp tục khơi dậy phong trào này qua cuộc trưng cầu ý dân hôm 2-10 về việc có hay không cho phép EU phân bổ người nhập cư cho nước này.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 2-10. Ảnh: Reuters

Trước mắt, EU có thể phần nào thấy nhẹ nhõm khi kết quả cuộc trưng cầu ý dân ở Hungary không có giá trị pháp lý do số người đi bỏ phiếu chưa đạt mức tối thiểu 50%. Mặc dù có tới 98,2% cử tri phản đối kế hoạch tiếp nhận người di cư theo phân bổ của EU, song chỉ có 3,8 triệu trong số 8 triệu cử tri đủ tư cách đi bỏ phiếu, chưa đủ tỷ lệ tối thiểu 50% (khoảng 4 triệu cử tri đi bỏ phiếu).

Dù vậy, cuộc trưng cầu dân ý ở Hungary lần này, theo nhiều người, sẽ tiếp tục đẩy mâu thuẫn ở EU lên mức cao hơn. Nguyên cớ là để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu, tháng 9-2015, các nước EU đã thỏa thuận giảm tải cho Hy Lạp và Italia, nơi tập trung phần lớn người tị nạn từ Bắc Phi và Trung Đông, theo đó EU quyết định phân bổ 160.000 người tị nạn sang nhiều nước EU. Tuy nhiên, Áo, Đan Mạch, Ba Lan và Hungary phản đối và không nhận một người tị nạn nào theo sự phân bổ trên mặc dù đã qua một nửa trong thời hạn hai năm. Năm 2015, Chính phủ Hungary đã xây bức tường dài 164km ở biên giới với Serbia để chặt đứt “con đường Balkan”, bất chấp các lời chỉ trích về việc tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Có thể thấy, cho đến bây giờ các nước EU vẫn thể hiện sự bất đồng sâu sắc trong kế hoạch phân bổ người tị nạn. Trả lời phỏng vấn nhật báo Welt am Sonntag của Đức ngày 2-10, Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz nhấn mạnh EU cần sớm ngừng kế hoạch phân bổ “không thực tế” đó càng sớm càng tốt.

Trong khi đó, Đức - nền kinh tế lớn nhất EU vẫn kiên trì kêu gọi các nước nên cùng nhau chia sẻ gánh nặng chung của khối. Thế nhưng, ngay trong lòng nước Đức lại cho thấy sự chia rẽ về chính vấn đề mà chính quyền của Thủ tướng Angela Merkel đã kêu gọi EU đoàn kết. Những kết quả bầu cử cấp bang ở Đức gần đây cho thấy người dân nước này đang dần mất lòng tin vào chính sách mở cửa với người tị nạn của bà Merkel.

Điều mà EU lo lắng là những tiềm ẩn và mang tầm quốc tế hơn là cuộc trưng cầu dân ý ở Hungary sẽ kích thích sự bất mãn và chia rẽ giữa các nước thành viên, lấy các cuộc trưng cầu dân chủ để phủ quyết chính sách chung của cả EU. Hiện trong EU đã hình thành các phe không thống nhất trong cách giải quyết người nhập cư. Cụ thể là nhóm Visegrad (Ba Lan, Hungary, Slovakia, CH Czech) luôn phản đối quyết liệt chính sách phân bổ quota tị nạn từ Brussels. Còn lại là nhóm quốc gia gồm các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan và một số nước Tây Âu (Luxemburg, Bỉ...). Nhóm này đang liên tục kêu gọi EU trừng phạt nghiêm khắc các nước như Hungary vì vi phạm quy định và các giá trị của khối.

Thực tế EU đã có nhiều nỗ lực với những giải pháp và chính sách được coi là tạo sự đột phá để giải quyết cuộc khủng hoảng người nhập cư. Tuy nhiên, cho đến nay cả sự nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ đến siết chặt hình phạt cho những quốc gia bất hợp tác… vẫn là những động thái gây tranh cãi và gia tăng bất hòa trong nội bộ EU.

Chia rẽ vì người tị nạn và loay hoay giải quyết hệ quả sau sự ra đi của nước Anh, EU vẫn đang lúng túng bất chấp các nỗ lực gắn kết và vực dậy niềm tin của người dân.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Tags:

相关文章